Bài giảng: Các kinh nghiệm lâm sàng trong kê đơn kính

Bài giảng này sẽ tập trung vào các mẹo cấp đơn kính, nhưng không giới hạn, bao gồm: các cân nhắc dựa trên độ tuổi, mức độ tật khúc xạ, lệch khúc xạ, và thiết kế của kính. Các ví dụ sẽ được sử dụng trong suốt bài giảng.

Giảng viên: Bác sĩ KXNK. Diane Russo (OD,MPH, FAAO) của Trường Đại Học NECO, Boston, Mỹ.
Danh sách phiên dịch viên: CN.Trần Thị Thúy
Biên tập: Ths. KXNK. Trần Minh Anh
Bộ môn Mắt, Đại học Y Hà Nội

Transcript

TS. RUSSO: Chào buổi sáng từ Boston tới tất cả các bạn. Hặc chúc các bạn một buổi chiều tốt lành, dù bạn ở đâu. Tôi là bác sĩ khúc xạ nhãn khoa Diane Russo. Tôi là phó giáo sư KXNK tại trường Đại học KXNK New England (NECO). Cảm ơn bạn đã tham gia cùng tôi trong buổi trò chuyện ngày hôm nay. Bài giảng hôm nayđược biên soạn dựa trên hai bài giảng trước mà tôi đã giảng về khúc xạ. Ở bài giảng này tôi sẽ tập trung vào việc cấp đơn kính, chứ không nói về những kỹ thuật của khúc xạ – phần mà chúng ta đã nói trong hai buổi trước. Chúng ta sẽ nói về các khía cạnh khác, như: công suất của kính, độ tuổi, cũng như nhu cầu thị giác của bệnh nhân, và tất cả những điều mà bạn có thể cân nhắc khi cấp đơn kính phù hợp.

Chúng tôi cũng sẽ nói về những khó khăn đối với việc thích nghi trong một số đơn kính, và việc sử dụng các kỹ thuật như sử dụng gọng thử để xác định đơn kính cuối cùng. Tôi muốn lưu ý ở phần này của bài giảng sẽ chủ yếu được thiết kế để tập trung vào nhóm cần chăm sóc mắt ban đầu. Vì vậy, bài giảng sẽ không bao gồm các trường hợp phức tạp như: trẻ nhỏ hoặc cấp kính các trường hợp nhược thị, hoặc thậm chí là các trường hợp khiếm thị. Mặc dù chăm sóc mắt trẻ em và chăm sóc khiếm thị là một phần của thực hành chăm sóc mắt ban đầu, nhưng nếu tôi cố gắng đưa ra tất cả những điều đó vào bài giảng này thì chúng tôi sẽ hoàn thành được bài giảng trong khung thời gian có hạn. Do vậy, tôi sẽ giới hạn cho phần lớn trường hợp mà bạn có thể gặp tại một cơ sở chăm sóc mắt ban đầu.

Đó là điều mà tôi muốn bạn hiểu được trong bài giảng này. Tôi sẽ đưa ra một số tài liệu tham khảo cho việc cấp đơn trẻ sơ sinh và trẻ em. Nhưng chúng tôi sẽ không đủ thời gian và cũng không đủ khả năng để thực sự đi sâu vào khía cạnh đó. Ngoài ra, đó không phải là lĩnh vực chuyên sâu của tôi, nên nó có lẽ sẽ phù hợp hơn nếu một chuyên gia về lĩnh vực này nói cho bạn về những trường hợp đó. Nhưng hy vọng của tôi là những gì chúng tôi sẽ trình bày hôm nay sẽ thực sự bao hàm phần lớn trường hợp cấp đơn kính gọng trong thực tế của bạn.

Đầu tiên, nếu bạn đã từng nghe bất kỳ ai nói về việc cấp đơn kính gọng, bạn sẽ biết thường có những tài liệu tham khảo như: đó là khoa học và một nghệ thuật. Họ nói về nghệ thuật cấp đơn kính gọng. Và lý do mà nó được gọi là nghệ thuật là bởi vì nó chính là như vậy.

Không phải lúc nào cũng có những quy tắc cố định và quy tắc nhanh, làm bước này hoặc không làm bước kia. Cấp đơn kính bị phụ thuộc vào nhiều yếu tố mà chúng tôi xem xét trên mỗi bệnh nhân. Khi chúng tôi xác định: Họ có đang đeo kính không? Họ có hài lòng với kính đó không? Khúc xạ chủ quan là bao nhiêu? Nó rất khác nhau phải không? Chúng tôi suy nghĩ liệu họ sẽ gặp khó khăn khi thích nghi không? Bởi vì có rất nhiều yếu tố mà chúng tôi tính đến. Đó là nơi bắt đầu của nghệ thuật cấp đơn kính. Trước tiên chúng ta sẽ bắt đầu nói về những điều bạn sẽ nghĩ đến, nếu bạn định thay đổi khúc xạ. Đối với một người hiện đang đeo kính và bạn đang suy nghĩ về việc thay đổi số kính đó, một số điều bạn nên nghĩ đến trước khi thực hiện thay đổi là gì? Trước tiên, chỉ thực hiện thay đổi khi cần thiết. Khi mỗi bệnh nhân đến, chúng ta có thể có thể thấy có sự thay đổi đơn kính. Có những thay đổi được coi là bình thường. Nhưng điều đầu tiên tôi tự hỏi mình, trước khi thực hiện thay đổi là: Điều này có thực sự cần thiết không? Bệnh nhân có hài lòng với cặp kính của họ không? Thị lực nhìn xa hiện tại với kính họ đang dùng là bao nhiêu? Những thay đổi mà tôi đang tìm thấy là lớn hay nhỏ? Và sự thay đổi đó có thực sự tạo ra sự khác biệt? Họ có đang cải thiện không? Bởi vì nếu điều đó không cải thiện thị lực hoặc chức năng thị giác của bệnh nhân và họ hài lòng với cặp kính hiện tại, thì tôi sẽ không thay đổi. Ngay cả khi tôi đã tìm thấy sự thay đổi, tôi sẽ không cấp đơn kính mới này. Một số trường hợp ngoại lệ cho điều này: Có thể là ca viễn thị ẩn và có thể nhìn xa mờ, nhưng về chức năng họ vẫn ổn. Bệnh nhân không nhận thấy bất kỳ sự khác biệt nào và bởi vì tôi nhận thấy có thể có độ viễn thị ẩn ở mức thấp đến trung bình, tôi có thể nói chuyện với bệnh nhân: Bạn biết đấy, đơn kính này có thể thực sự hữu ích cho bạn vào ban đêm hoặc nếu bạn lái xe vào ban đêm. Bạn có bao giờ nhận thấy mình gặp khó khăn khi nhìn mọi thứ vào ban đêm không? Đọc biển báo đường phố? Và sau đó họ có thể nói: Ồ vâng, bạn biết đấy, đúng là tôi có gặp tình trạng như vậy. Vì vậy, đó có thể là một trường hợp. Hoặc một đứa trẻ có thể giảm chức năng thị giác hoặc giảm điều tiết. Và vì vậy trẻ có thể không có triệu chứng. Nhưng tôi có thể dự đoán trước rằng chúng sẽ có các triệu chứng trong tương lai gần.

Có những thời điểm mà ngay cả khi không có triệu chứng hoặc họ không gặp vấn đề gì với kính hiện tại, tôi vẫn có thể cấp đơn. Bạn cũng muốn cẩn thận với những bệnh nhân có vẻ rất nhạy cảm với những thay đổi nhỏ của đơn kính. Điều đó cho thấy họ khó có khả năng chịu mờ và vì vậy bất kỳ thay đổi khách quan có vẻ nhỏ: có thể là 0.25 D cầu hoặc 0.25 D loạn – nó có thể khiến bệnh nhân khó chịu và rất khó thích ứng nghi. Và điều này cần thời gian để bạn có thể có cảm nhận lâm sàng này, trong quá trình làm khúc xạ, khi thay đổi độ kính cho bệnh nhân. Bạn sẽ bắt đầu nhận thấy phản hồi của bệnh nhân. Nếu thay đổi 0.25 D và nó tạo sự khác biệt lớn, bệnh nhân thấy sự thay đổi rõ rệt: nhìn rất rõ hoặc rất mờ, đó là một số cho biết họ có thể nhạy cảm với những thay đổi nhỏ. Và nếu đúng như vậy, bạn phải rất cẩn thận để quyết định thay đổi hay không đối với đơn kính cuối cùng. Vì vậy, điều này cũng đòi hỏi một chút toán học từ phía chúng tai. Ta hiếm khi giảm trừ cho bệnh nhân cận thị hoặc giảm công suất cộng ở gần cho bệnh nhân lão thị. Chúng ta phải thực sự rõ ràng với điều này và xem qua một số ví dụ để bạn có thể thấy những gì tôi đang nói. Với bệnh nhân cận thị, họ thường đã quen với kính của họ. Và nếu bạn giảm độ, họ có thể thấy mờ. Ngay cả khi bạn cấp đơn cận thị thấp hơn sau khi đã làm khúc xạ chủ quan. Vì vậy, cuối cùng bạn có thể cấp độ trừ cao hơn, có vẻ như bệnh nhân không cần độ quá đấy để đạt được thị lực tiêu chuẩn, nhưng đó là những gì họ đã quen. Và nếu bạn cố gắng và giảm độ trừ, bệnh nhân có thể nhìn mờ tại điểm đó.

Với bệnh nhân lão thị – bạn phải cẩn thận với công suất nhìn gần để bệnh nhân dùng để đọc, bởi vì nếu bạn thay đổi đơn nhìn xa và không tính đến cách tác động của nó đến đơn kính gần. Thì bạn có thể đang tạo ra sự thay đổi lớn đối với đơn kính gần và giảm độ cộng thực tế ở gần. Điều này sau đó sẽ dẫn đến mờ hoặc mỏi mắt. Vì vậy, hãy xem qua một số ví dụ.

Chúng tôi có một bệnh nhân 25 tuổi. Và đơn kính hiện tại đang đeo quen thuộc của BN là -3.00/-5.00×180 với thị lực 20/20. Mắt còn lại của bệnh nhân là -3.25/-0.75×170, cũng thị lực 20/20. Bạn đã tham gia bài giảng thử khúc xạ của hai webinar trước đầu tiên của chúng tôi và nhận thấy giảm -0.50 độ cầu cả hai mắt bệnh nhân vẫn nhìn thấy 20/20. Bạn cấp đơn gì? Bạn có thể nghĩ rằng… Chà, có thể chúng đã cấp quá nửa độ. Vì vậy, tôi nên giảm -0.50 độ đó. Nhưng nếu chúng ta quay trở lại những gì chúng ta vừa nói, bạn phải rất cẩn thận khi làm điều đó.

Nếu bệnh nhân hài lòng với kính của họ, không có phàn nàn, không nhức đầu, không mỏi mắt, thì tôi sẽ giữ nguyên đơn kính của họ. Tôi sẽ không thay đổi. Nếu họ phàn nàn và nói điều gì đó như … tôi bị đau đầu vào cuối ngày, hoặc nếu tôi đang đọc sách với kính trong thời gian dài, hoặc nếu tôi sử dụng máy tính trong một thời gian dài, và mắt bắt đầu mỏi hoặc bắt đầu nhức đầu thì có lẽ tôi sẽ cấp đơn thấp hơn. Nhưng tôi chắc chắn giải thích bệnh nhân rằng tôi đang giảm độ nên họ có thể cần phải thích nghi. Mọi thứ có vẻ nhìn không rõ lắm, nhưng chúng tôi đang thay đổi để tạo sự thoải mái. Chúng tôi không thay đổi đơn kính để cải thiện thị lực. Và đó là điều mà tôi sẽ đưa vào như một phần của việc giải thích cho bệnh nhân.

Ví dụ tiếp theo. Chúng ta có một bệnh nhân 54 tuổi. Bệnh nhân đến với một đơn kính là -3.00 hai mắt. Vì vậy, đó chính là đơn kính mà tôi đưa ra cho ví dụ cuối cùng. Nhưng thị lực có một chút khác: thị lực giảm còn 20/30 ở mỗi mắt với kính hiện tại, nhưng khả năng đọc hay thị lực gần của họ là 20/20 với độ add là +1.50. Giờ đây, với khúc xạ chủ quan, chúng tôi đang tăng độ trừ để cải thiện thị lực lên 20/20 ở xa. Nhưng câu hỏi đặt ra là: Chúng ta đặt thêm độ add là bao nhiêu? Trong ví dụ trước, với thêm +1,50, chúng ta sẽ nghĩ rằng…

Ồ, chúng ta sẽ giữ nguyên điều đó, bởi vì họ đã đọc 20/20 kính khi đến. Vấn đề với lập luận đó là công suất nhìn gần. Nếu bạn tính đến đơn kính xa và độ add nhìn gần, đối với mắt phải: bạn lấy sự khác biệt của công suất cầu trừ và công suất add thêm theo tuổi thì kính nhìn gần của họ là -1.50. Và mắt trái là -1.75.

Nhưng với những thay đổi mà chúng tôi đã thực hiện đối với khúc xạ chủ quan, nếu chúng tôi giữ mức add 1.5 đó, bây giờ chúng sẽ đọc qua kính -2 và kính -2.25. Vì vậy, chúng tôi sẽ làm tăng công suất trừ mà bệnh nhân sẽ phải đọc qua, khi nhìn qua độ add gần là +1.50. Mà công suất nhìn gần của bệnh nhân sẽ không như vậy. Người này sẽ phải điều tiết nhiều hơn nữa. Bệnh nhân có ít dự trữ điều tiết hơn ở độ tuổi 54.

Vì vậy, để giữ nguyên công suất nhìn gần này, bởi vì họ đạt thị lực 20/20 khi add +1.50 trên kính đang đeo, nên bạn thực sự sẽ phải thêm +2, để giữ không đổi công suất. Chúng tôi đang tiến hành từng bước một. Nhìn vào toán học và suy nghĩ điều này.

Về mặt lâm sàng, bạn sẽ không phải suy nghĩ quá nhiều về điều này.
Bởi vì một trong những điều chính bạn sẽ xem xét, khi nghĩ về việc cấp độ add, là tuổi của bệnh nhân và độ add tính dựa theo tuổi mà chúng ta sẽ đề cập trong bài giảng.

Nhưng tôi muốn hướng dẫn bạn từng bước tính toán, để cho bạn thấy việc thay đổi khoảng cách ảnh hưởng đến công suất nhìn gần như thế nào, và chúng tôi muốn đảm bảo rằng không làm giảm công suất cộng để nhìn gần của bệnh nhân bởi vì những thay đổi công suất mà chúng tôi có thể đã thực hiện ở xa.

Nếu bạn thay đổi nhiều công suất cầu hoặc loạn thị, bạn có thể muốn cẩn thận với điều đó.
Nếu bạn thấy có sự thay đổi công suất cầu hơn 1.00 D, bạn có thể không muốn thay đổi toàn bộ trong 1 lần.
Bạn có thể muốn thay đổi một phần, sau đó tăng dần theo thời gian.
Sử dụng gọng thử sẽ tốt nhất trong trường hợp này.
Và chúng ta sẽ làm một số ví dụ về vấn đề này.

Nếu bạn thay đổi công suất loạn lớn hơn 0.50D, bạn có thể không muốn thay đổi toàn bộ.

Tương tự như vậy, giống với độ cầu, bạn cũng có thể muốn cấp một phần độ loạn, rồi tăng dần theo thời gian.

Nếu đó là mức độ loạn thị cao, hoặc nếu đó là cặp kính đầu tiên của bệnh nhân hoặc thậm chí là lần đầu tiên họ được chỉnh hình loạn- họ đã đeo kính nhưng nó chỉ có độcầu, bạn muốn thận trọng khi thay đổi. Một lần nữa, việc sử dụng gọng thử sẽ hữu ích nhất trong tình huống này, để xác định đơn kính cuối cùng.

Và bạn có thể không cấp toàn bộ công suất khác biệt này. Bạn có thể cấp một phần.

Và khi bệnh nhân thích nghi với sự thay đổi này, bạn có thể cấp đơn kính mới sau này.

Nhưng ban đầu bạn có thể bắt đầu với đơn kính thấp hơn cho các mục đích thích nghi. Ngoài ra, bạn muốn đảm bảo rằng bạn đang xem xét công suất cầu, nếu bạn đang thay đổi công suất loạn thì cần thay đổi công suất cầu tương đương.

Phép tính chúng tôi sử dụng là bạn lấy công suất cầu và cộng ½ công suất loạn thay đổi.

Chúng ta sẽ đi qua một vài ví dụ về điều này. Tôi không chắc mọi người quen thuộc với các phép tính cầu tương đương.

Tôi muốn đảm bảo rằng tất cả chúng ta đều đã hiểu rõ về khái niệm này, bởi vì chúng ta sẽ nói về điều này trong suốt bài giảng. Vì vậy, chúng tôi có câu hỏi đầu tiên ở đây.

Khúc xạ chủ quan của mắt phải của một bệnh nhân là -3.00/-2.00 x 180.
Cầu tương đương là bao nhiêu?
Nếu bạn lấy toàn bộ độ loạn ra và chỉ cấp kính cầu cho bệnh nhân này, thì công suất cầu tương đương sẽ như thế nào?

Được rồi.
Xuất sắc.
Hầu hết chúng ta đều có cùng 1 đáp án.
Tuyệt vời.
Câu trả lời là -4.00.
Cách bạn thực hiện phép tính là công suất cầu cộng với công suất loạn.
Nếu chúng ta loại bỏ tất cả loạn thị -2.00, thì một nửa sẽ là -1.00. Vì vậy, công suất cầu tương đương sẽ là -3.00 cộng với -1.00, cho chúng ta kết quả là -4.00.
Đó là một sự thay đổi lớn.
Để lấy hết 2.00 D công suất loạn thị chắc chắn sẽ làm giảm thị lực của bệnh nhân đó.

Và vì vậy, những gì chúng tôi thường làm hơn chỉ là giảm công suất loạn thị, mà không loại bỏ nó hoàn toàn.

Đó là ví dụ tiếp theo của chúng tôi.

Cùng một bệnh nhân, nhưng bạn quyết định giảm chỉ 1 diop mà không muốn loại bỏ tất cả 2 diop độ loạn, thì công suất cầu sẽ như thế nào – không phải độ khúc xạ mà là công suất cầu, nếu bạn giảm loạn thị xuống -1.00?

Và điều này được làm rất phổ biến, tôi chắc chắn. Hầu hết các bạn đã làm điều này.
Một lần nữa, tôi đưa ra các phép tính này để đảm bảo rằng tất cả chúng ta đều hiểu được, vì vậy tôi không sử dụng các thuật ngữ hoặc kỹ thuật mà mọi người không quen thuộc. Nhưng điều này được tôi làm hàng ngày, khi gặp bệnh nhân trong phòng khám.
Bởi vì chúng tôi muốn đảm bảo rằng đơn kính mới mà chúng tôi đưa ra sẽ được thoải mái.
Xuất sắc.

Vì vậy, hầu hết chúng tôi đặt -3.50.
Điều đó hoàn toàn đúng.
Đó sẽ là công suất cầu.
Một lần nữa, chúng tôi đang lấy công suất cầu cộng với ½ công suất trụ, nhưng trong trường hợp này, chúng tôi chỉ giảm công suất loạn 1.00 D.

Ở đây, một nửa là -0.5, do đó -3.00 cộng với -0.5 là -3.50. Vì vậy, đây là những gì chúng tôi có thể sẽ cấp đơn cho bệnh nhân này.

Chúng tôi sẽ chỉ làm một vài ví dụ khác, bằng cách sử dụng kính công suất cộng.

Bởi vì điều đó làm thay đổi tính toán một chút. Tương tự như vậy, nhưng hiện tại mắt trái của bệnh nhân là +1.50/-1.00x 90.

Công suất cầu tương đương là gì? Tương tự, nếu bạn bỏ hết công suất loạn và chỉ định đưa một đơn kính công suất cầu là bao nhiêu cho bệnh nhân này?
Xuất sắc. Chính xác.

Hầu hết chúng tôi đặt +1.00. Hoàn hảo. Hoàn toàn tương tự. Chúng ta sẽ không giảm hết công suất loạn. Chỉ một nửa. Vậy công suất cầu là bao nhiêu nếu bạn giảm loạn nửa đi-ốp? Tuyệt vời. Hầu hết mọi người đặt +1.25. Vì vậy, điều này thay đổi tính toán một chút. Nếu chúng tôi giảm 0.5, bạn thu được +1.25. Và đây sẽ là đơn kính cuối của chúng ta . Lý do tại sao tôi đưa ra những câu hỏi này – tôi thấy đại đa số chúng ta đều hiểu đúng. Vì vậy, bạn đã quen thuộc với điều này. Nhưng chúng tôi sẽ xây dựng dựa trên điều này, đặc biệt là khi chúng tôi nói về những gì chúng tôi có thể dùng gọng thử.

Vì vậy, tôi muốn đảm bảo rằng tất cả chúng ta đều hiểu khái niệm này. Khi thay đổi đối với trục loạn thị, bạn phải cẩn thận, nếu bạn đang thực hiện thay đổi lớn, chẳng hạn hơn 15 độ, nếu đó là công suất hình trụ cao, có thể 2 diop trở lên, 2.5 diop hoặc hơn, bạn có thể không muốn thay đổi trục.

Bạn có thể muốn giữ nguyên trục và chỉ cần thay đổi công suất. Hoặc thực hiện các thay đổi rất nhỏ đối với trục. Bởi vì 5 độ đối với một người đeo 3.00 D loạn thị là một sự thay đổi rất lớn. Nhưng 15 độ đối với một người đeo 0.50 diop loạn thị có thể không hoàn toàn đáng chú ý.

Và tôi đã nói trước đó rằng có những biến động bình thường. Vì vậy, hãy ghi nhớ điều đó, đặc biệt nếu bạn đang nhận được sự khác biệt 0.25 diopter giữa kính hiện có của bệnh nhân và những gì bạn đang tìm thấy về khúc xạ chủ quan.

Một lần nữa, trừ khi bệnh nhân rất nhạy cảm với những thay đổi nhỏ, tôi sẽ ít có khả năng thay đổi đơn kính khi có 0.25 D thay đổi, trừ khi nó được chỉ định.
Gọng thử.
Đây là điều tôi làm rất thường xuyên. Thông thường, tôi làm khúc xạ bằng cách sử dụng phoropter, và vì vậy đó không phải là một mô phỏng tốt về thế giới thực.

Vậy những gì chúng tôi thường làm nhất là khúc xạ trên phoropter, và khi chúng tôi đang cố gắng xác định đơn kính, nếu có một sự thay đổi lớn xảy ra, như những gì chúng tôi đang nói hôm nay, chúng tôi sẽ cho bệnh nhân đi lại với gọng thử.

Đối với những bệnh nhân dùng gọng thử để thử khúc xạ, điều này thậm chí còn dễ dàng hơn, vì bạn đã có các kính thử trên gọng thử. Bạn có thể để bệnh nhân nhìn xung quanh, đi xung quanh. Nếu bạn đang ở trong phòng, bạn có thể để họ rời khỏi phòng, đi vào một không gian rộng hơn, để bạn biết cảm giác của họ như thế nào khi đeo độ khúc xạ mới, đặc biệt nếu đó là một thay đổi lớn. Khi nào bạn nên dùng gọng thử? Một lần nữa, không có một quy tắc cố định và nhanh. Tôi đã cho bạn một số con số ở đây. Đó là một đề xuất thì đúng hơn. Nếu bạn thay đổi >= 1.00 D độ cầu, >= 0.7 D công suất loạn, 15 độ trở lên đối với trục loạn – đây là những gì chúng ta vừa nói đến – hoặc nếu bệnh nhân quay lại với cặp kính bạn cấp, nói rằng họ cảm thấy không ổn và họ muốn bạn kiểm tra lại đơn kính, gọng thử trong trường hợp đó cũng sẽ rất hữu ích. Vì vậy, ta có một ví dụ.

Ta có một bệnh nhân 36 tuổi đeo kính. Thị lực là 20/30 và 20/40 +2. Vì vậy, thị lực nhìn xa có giảm một chút. Về khúc xạ chủ quan, bạn chỉnh hết loạn thị và trục loạn mắt phải thay đổi 5 độ. Điều đó cải thiện thị lực của họ.

Và bạn tiếp tục thay đổi 1/4 độ cầu ở mắt phải, với sự thay đổi về diop khác ở mắt trái, với cả sự thay đổi trục 5 độ.

Vậy bạn có thể dùng độ kính thử gì trong trường hợp này không? Một số điều bạn có thể chỉ ra cho bệnh nhân – và đây thường là thứ tự mà tôi sẽ chỉ cho bệnh nhân. Và đây là điều mà tôi luôn nói với các sinh viên.

Thông thường, tôi nghĩ các sinh viên của tôi giải thích gọng thử chỉ là cho bệnh nhân xem đơn kính mà họ khám ra, hoặc đó không phải khúc xạ khách quan, mà là sự khúc xạ chủ quan trên gọng thử.

Nhưng đó không chính xác là gọng thử. Đúng không? Do vậy, tôi có thể sẽ bắt đầu bằng cách cho bệnh nhân thấy một số kết hợp. Giảm công suất loạn đi 0.50 D, giữ nguyên cầu tương đương, lắp kính thử với trục mới ở mắt phải, điều tương tự với mắt trái.

Vậy giảm công suất loạn. Giữ nguyên cầu tương đương. Lắp kính thử với trục mới. Tôi hỏi bệnh nhân: Cảm giác này thế nào? Mọi thứ trông như thế nào? Và sau đó tôi có thể cho họ thấy kính cùng công suất, nhưng có các trục khác.Hãy cho họ thấy sự khác biệt giữa trục cũ và trục mới, và xem họ có nhận thấy bất kỳ sự khác biệt nào không. Nếu họ không nhận thấy bất kỳ sự khác biệt nào, thì tôi có thể giữ nguyên trục cũ của họ. 165 và 140. Và sau đó tôi có thể cho họ xem đơn kính đầy đủ.

Đúng không? Vì vậy, trong trường hợp này, nếu bệnh nhân phàn nàn rằng họ nhìn mờ, có thể tôi sẽ không cho họ xem đơn kính hiện tại của họ.

Nếu họ nói rằng thị lực của họ vẫn ổn, tôi có thể đã bắt đầu với điều này, và sau đó làm theo cách của tôi để có những thay đổi, với việc giảm loạn thị, và sau đó cho bệnh nhân xem độ khúc xạ chủ quan. Nhưng đây thường là quá trình từng bước về những gì tôi sẽ cho bệnh nhân xem, để xác định xem họ sẽ cảm thấy thoải mái nhất ở điều gì. Họ đánh giá cao thị lực rõ và thoải mái ở điều gì? Vì vậy, chúng ta bắt đầu.

Chúng tôi có một câu hỏi khác. Vì vậy, nếu bệnh nhân của chúng tôi có kính cũ, với thị lực giảm và bạn thấy tăng độ cộng, độ loạn và thay đổi trục loạn ở mắt phải, tương tự, hãy tăng độ cầu, độ loạn và thay đổi trục loạn ở mắt trái, giúp cải thiện thị lực, bạn sẽ thử độ kính cho mắt phải là bao nhiêu?

Vì vậy, một lần nữa, chúng tôi chỉ đang xem xét mắt phải trong trường hợp này. Được rồi.
Vì vậy, chúng tôi đã có một chút kết hợp ở đây. Với hầu hết mọi người chọn đáp án C. Đây là một câu hỏi hơi khó, và tôi nghĩ rằng tôi thường đưa một cái gì đó như thế này vào tất cả các bài giảng của mình, nhưng về mặt kỹ thuật, bạn có thể thử bất kỳ thông số nào trong số đó với gọng thử.

Không có câu trả lời sai ở đây. Nếu câu hỏi là: Nếu bạn chỉ có thể chọn một trong những lựa chọn này để cho bệnh nhân thử đi lại, thì nó sẽ như thế nào?

Thì, điều đó có thể khác. Nhưng nếu bạn chỉ đang cố gắng chọn những gì bạn có thể thử cho bệnh nhân với gọng thử, thì bạn thực sự có thể cho họ xem bất kỳ lựa chọn nào trong số này.

Nếu bạn cho họ thử đeo số A, bạn sẽ chỉ cho họ xem đơn kính hiện tại của họ là gì. Và bạn có thể lấy đó làm điểm tham chiếu và nói: Đây là cặp kính hiện tại của bạn.

So sánh với kính này thì sao? Sau đó thay đổi công suất và cho bệnh nhân thấy sự thay đổi. Bạn cũng có thể cho họ thử kính độ B- chỉ là giảm công suất cầu, nhưng vẫn giữ công suất loạn và trục mà bạn tìm được,

xin lỗi, giữ nguyên trục loạn quen thuộc, nhưng tăng công suất loạn, và sau đó chỉ cần giảm công suất cộng.

Bạn cũng có thể giảm công suất loạn, để ở trục mới, nhưng giữ nguyên công suất cầu tương đương.

Và đó là những gì hầu hết mọi người chọn. Đó có lẽ là những gì tôi bắt đầu. Hoặc nếu tôi chỉ có một lựa chọn, tôi sẽ chọn C.
Hoặc bạn có thể chỉnh bệnh nhân nhìn đơn toàn bộ – gần toàn bộ. Vâng, trên thực tế, ở mắt phải, nó sẽ là độ khúc xạ chủ quan mới. Và trên thực tế, bạn sẽ đưa cho bệnh nhân nhiều hơn một trong các lựa chọn này, đồng thời so sánh và nhận phản hồi của bệnh nhân.

Bạn cảm thấy như thế nào? Nó có thoải mái không? Mọi thứ trông như thế nào? Có nhìn rõ không? Rõ nhưng có khó chịu không?

Bởi vì nếu bệnh nhân rõ nhưng không thoải mái, thì tôi lo lắng về việc liệu bệnh nhân có thích ứng với đơn kính hay không, và sau đó tôi có thể không cấp cho bệnh nhân độ khúc xạ khám được.

Tôi có thể giảm đơn kính nhiều hơn nữa. Vì vậy, nếu tôi đưa cho bệnh nhân độ kính D, và họ nói: Mọi thứ trông thực sự rõ ràng, nhưng tôi không cảm thấy thoải mái… Nếu bạn đưa cho họ độ đó là độ kính cuối cùng, họ có thể gặp khó khăn trong việc thích nghi.

Họ có thể thích nghi, nhưng bạn đã biết trong phòng khám họ không thoải mái khi đó. Và vì vậy nếu đó là quyết định của tôi, nếu đây là bệnh nhân của tôi, tôi có thể sẽ chọn C. Nếu nó rõ và không thoải mái ở D, và họ nói rằng nhìn rõ ít nhiều, nhưng thoải mái với độ C, thì tôi sẽ cấp cho họ đơn kính C.

Đó là lý do tại sao sử dụng gọng thử rất quan trọng và hữu ích. Giáo dục bệnh nhân là… quan trọng. Nếu bạn đang thực hiện những thay đổi lớn.

Bất cứ khi nào tôi thực hiện một thay đổi lớn hoặc tôi cấp đơn kính mới, tôi sẽ giáo dục về cách thích nghi. Đại loại như… Nếu bạn đeo kính, lúc đầu cảm thấy không thoải mái hoàn toàn, đó là điều bình thường. Đừng tháo kính và không đeo chúng.

Lúc đầu bạn đeo kính càng nhiều thì quá trình thích ứng càng diễn ra nhanh hơn. Tôi sẽ nói với họ: Nếu bạn đeo kính cả ngày, hàng ngày, trong một tuần mà vẫn không cảm thấy thoải mái, thì hãy quay lại. Bởi vì chúng tôi có thể cần phải thay đổi. Và tôi đang cố gắng tránh điều đó bằng mọi giá.

Tôi muốn bệnh nhân được thoải mái. Tôi không muốn họ quay lại và mất thời gian để quay lại. Vì vậy, tôi sẽ luôn đưa ra điều đó như một phần của việc giáo dục bệnh nhân, để bệnh nhân biết điều gì sẽ xảy ra, ngoài ra, tôi đã thực hiện tất cả các bước khác, bao gồm cả việc cho bệnh nhân đi lại với gọng thử, để cố gắng và đảm bảo rằng việc thích nghi không phải là vấn đề đối với bệnh nhân.

Ngoài ra một điều cần xem xét là: Cho bệnh nhân biết tiên lượng của họ là gì. Vì vậy, tùy theo tình trạng khúc xạ của họ, nếu họ bị cận thị, họ có nên mong đợi nó nặng hơn không? Nặng hơn nhanh đến mức độ nào? Nó sẽ ổn định vào lúc nào?

Tôi biết đây là một chủ đề rất được quan tâm hiện nay. Vì vậy, điều đó có thể gặp trên lâm sàng.

Nhưng cả những bệnh nhân bị lão thị. Cho họ biết: Bây giờ bạn có thể không cần kính nhìn gần để rõ mọi thứ, nhưng đến một lúc nào đó, bạn có thể còn nhiều hơn thế nữa…

Bạn có thể sẽ phụ thuộc hơn nhiều vào kính đọc sách. Hoặc những bệnh nhân có thể có tình trạng viễn thị thấp suốt đời và có thể không cần đeo kính.

Thường thì tôi sẽ nói với họ… Chà, có thể bạn chưa cần đeo kính cho đến thời điểm này. Và rồi đột nhiên bạn cần kính đọc sách, và bây giờ đột nhiên bạn cần kính cho mọi thứ. Vì vậy, điều đó sẽ không có gì lạ. Và vì vậy, tôi thường sẽ đưa điều đó như một phần của giáo dục bệnh nhân, để họ biết những gì sẽ xảy ra.

Bệnh nhân cũng có quyền theo ý thích của mình. Nếu họ thích đơn kính độ thấp hơn vì nó thoải mái hơn và không ảnh hưởng đến bất kỳ nhu cầu thị giác nào của họ thì điều đó hoàn toàn ổn.

Cân nhắc cấp đơn cho các nhóm tuổi khác nhau. Vì vậy, tôi sẽ bao gồm một số thông tin về những lưu ý đối với nhóm bệnh nhi. Nhưng một lần nữa, điều này thực sự nằm ngoài phạm vi của cuộc nói chuyện này. Vì vậy, tôi đưa ra vấn đề cho mục đích thông tin, làm tài liệu tham khảo. Vì vậy, nếu muốn bạn quay lại buổi nói chuyện này và tham khảo các slide, thông tin sẽ có ở đó. Nhưng điều này, một lần nữa, nằm ngoài phạm vi của cuộc thảo luận này.

Cấp đơn đặc biệt cho nhược thị không thực sự thuộc chuyên khoa của tôi. Nhưng một lần nữa, tôi cảm thấy rằng ít nhất tôi nên đưa thông tin này, để bạn sẽ biết. Vì, mối quan tâm hàng đầu với bệnh nhi là ngăn ngừa nhược thị. Nếu có các yếu tố nguy cơ giảm nhược thị.

Bởi vì chúng ta đang nói về việc cấp đơn kính gọng, chúng ta có thể chủ yếu quan tâm đến các yếu tố nguy cơ gây nhược thị do tật khúc xạ. Và vì vậy tôi đã bao gồm bảng này ở đây. Một lần nữa, đây chỉ để tham khảo.

Nếu chúng ta thấy bất đồng khúc xạ hoặc đồng khúc xạ, điều này sẽ cho bạn biết khả năng do tật khúc xạ …

Các mức độ của tật khúc xạ có thể gây nhược điểm đối với viễn thị, cận thị và loạn thị. Một lần nữa, chỉ ở đây để tham khảo. Điều này được điều chỉnh từ một bài báo đánh giá về hướng dẫn cấp đơn cho trẻ sơ sinh và trẻ em. Một lần nữa, chúng tôi sẽ không đi qua từng bước, nhưng tôi đã bao gồm nó để bạn sẽ nắm được thông tin.

Ngoài ra, tôi đã đưa ra bảng – đây là bảng chính xác từ bài báo đánh giá – để bạn có thể xem lại bảng này. Bảng này đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh và trẻ em. Và vì vậy tôi có những bảng này cho cận thị. Ngoài ra đối với loạn thị, tương tự. Điều này dành cho trẻ sơ sinh và trẻ em.

Và sau đó tôi lấy cùng một bảng, vì tôi sắp xếp cho dễ nhìn hơn một chút, bằng cách đặt bảng vào cùng một định dạng bảng, nhưng sau đó tôi đã sao chép và dán bảng thực tế từ bài báo đánh giá, để chúng ta thấy trong bài thuyết trình.

Khi nói đến độ tuổi và độ loạn thị, như tôi đã nói trước đây, ưu tiên là tránh nhược thị. Khi trẻ lớn hơn, trong độ tuổi từ 5 đến 10, bạn có thể chỉnh sửa toàn bộ độ loạn và trẻ em có xu hướng thích nghi với chỉnh loạn dễ hơn nhiều so với người lớn, vì vậy bạn không cần phải quan tâm nhiều đến việc thích nghi.

Những trẻ lớn hơn, nếu từ 10 tuổi trở lên đến độ tuổi thiếu niên, thông thường bạn sẽ chỉnh khúc xạ đầy đủ. Nhưng tùy thuộc vào độ cao của loạn thị, bạn cũng có thể quan tâm đến việc thích nghi. Mặc dù vấn đề này ít được quan tâm hơn đối với trẻ em.

Đối với người lớn, chắc chắn bạn phải xem xét sự biến dạng không gian hoặc bất kỳ vấn đề nào mà họ có thể gặp phải với sự thích nghi và điều này quay trở lại tất cả các ví dụ mà chúng ta vừa nói đến, với việc chỉnh giảm độ loạn. Sử dụng gọng thử cho bệnh nhân đi lại.

Đảm bảo rằng bạn đang giữ cầu tương đương. Bạn có thể tăng độ loạn theo thời gian, vì bệnh nhân ngày càng quen với việc chỉnh loạn trên kính của họ.

Bạn có thể thử và thay đổi hoặc di chuyển các trục đến 180 hoặc 90, đối diện với các trục chéo, nhưng điều đó có thể không phải lúc nào cũng khả thi. Hoặc như chúng tôi đã nói trước đây, bạn có thể giữ nguyên trục mà bệnh nhân đã quen và chỉ cần thay đổi công suất loạn.

Tuổi và viễn thị.
Có nhiều điều cần cân nhắc hơn khi cấp đơn viễn thị. Vì vậy, độ viễn là bao nhiêu. bệnh nhân có bị loạn thị hay bất đồng khúc xạ không, bệnh nhân này bao nhiêu tuổi, họ có lác hiện không, cụ thể hơn là lác hiện trong, bởi vì bạn sẽ cấp đơn kính cộng. Điều này có thể giảm lác trong hay không.

Bệnh nhân có bị nhược thị hay có các yếu tố nguy cơ gây nhược thị hay không, tình trạng điều tiết và thị giác hai mắt của họ như thế nào, nhu cầu thị giác của họ là gì, và họ có bất kỳ triệu chứng nào không.

Vì vậy, đây lại là cùng một bảng. Như bạn có thể thấy, tôi đã đưa ra bảng này, vì có nhiều thông tin rất cô đọng. Vì vậy, một lần nữa, đó là lý do tại sao tôi trình bày nó.

Ngoài ra – bảng này ở đây – nằm ngoài phạm vi khúc xạ 95% và vì vậy tôi đã đưa vào bảng tham chiếu này để cung cấp cho bạn tuổi tính theo tháng với các phát hiện khúc xạ trên và dưới 95%. Vì vậy, bạn có thể quay lại điều này… Để bạn có thể tham khảo lại điều này.

Không phải vậy, một lần nữa, chúng ta sẽ không đi sâu vào chi tiết trong bài nói chuyện này.

Đối với việc xử trí khúc xạ ở trẻ lớn và sau đó đến độ tuổi trưởng thành đối với viễn thị ở mức độ trung bình, trẻ có nhiều khả năng cần được đeo kính 1 phần thời gian. Thường chỉ dành cho nhìn gần. Nếu họ bị viễn thị cao, họ có thể cần chỉnh kính đeo toàn thời gian cho nhìn xa và gần.

Và đeo kính toàn thời gian cũng giúp hỗ trợ sự thích nghi, để mắt có thể thư giãn và không phải điều tiết cả ngày.

Bài tập thị giác có thể được chỉ định hoặc không. Và những bệnh nhân trong độ tuổi từ 30 đến 40 – mặc dù thường là khoảng cuối độ tuổi 30 đến đầu 40 – có thể có nhiều khả năng có triệu chứng hơn, đặc biệt nếu viễn thị từ trung bình đến cao và có nhiều khả năng cần điều chỉnh.

Và điều đó có thể bao gồm hoặc không bao gồm kính đơn tròng để đeo toàn thời gian. Hoặc một khi bệnh nhân bắt đầu bước vào tuổi 40, cuối 30, đầu 40. Họ cũng có thể cần một đơn kính hai tròng. Nếu có viễn thị ẩn, bạn muốn phát hiện – hoặc lắng nghe các triệu chứng như mờ. Nhưng sau đó là mỏi mắt, bệnh nhân nói rằng họ đang mệt mỏi, liên quan đến đau đầu với công việc gần đó và điều tương tự mà chúng ta vừa nói đến.

Bạn có cấp đơn kính đọc (nhìn gần) hoặc kính hai tròng. Lão thị có thể cần chỉnh toàn thời gian. Nó có thể phụ thuộc vào kết quả khúc xạ của bệnh nhân. Họ có thể cần một chiếc chỉ để đọc, hoặc hai cặp kính, một chiếc dùng để nhìn xa, một chiếc để đọc sách, hoặc kính hai tròng hoặc đa tròng.

Như chúng tôi đã nói, nói chuyện với bệnh nhân về tiên lượng của họ. Có sự tiến triển liên quan đến tuổi. Và thực sự tuổi là yếu tố dự đoán tốt nhất về giá trị add. Và vì vậy tôi đã đưa bảng của chúng tôi vào đây để tham khảo.
Bảng đó – dự đoán độ add theo tuổi. Và thực sự, khi tôi nghĩ về điều này, cách mà tôi luôn nhớ dự đoán độ add theo tuổi nên được phân loại tập trung trên …

Ở tuổi 45, sẽ cần add khoảng +1.00 và ở tuổi 55, nên cần thêm khoảng +2.00.

Và sau đó, hãy sắp xếp những phần còn lại vào những giá trị đó ở giữa – vì vậy từ 45 đến 55, họ sẽ cần một độ add giữa +1.00 và +2.00.
Và trên 55, họ sẽ cần độ add trong khoảng từ +2.00 đến +2.50. Khi bệnh nhân lớn hơn 65 tuổi, thông thường họ sẽ cần ít nhất là +2.50, nhưng có thể cao hơn. Nếu họ bị giảm thị lực nhìn gần. Điều này thường xảy ra trong các trường hợp có bệnh lý.
Vì vậy nếu bệnh nhân có thoái hóa hoàng điểm tuổi già hoặc đục thủy tinh thể, điều này đang làm ảnh hưởng đến thị lực trung tâm.

Nhưng bạn cần phải biết về tác động của bệnh đối với khoảng cách làm việc. Vì vậy công suất nhinf gần (add) càng cao thì khoảng cách làm việc càng gần. Nên, nếu bệnh nhân không thể hoặc không muốn cầm bản in gần hơn, thì việc cấp đơn công suất nhìn gần cao hơn có thể không hữu ích.

Ngoài ra ánh sáng cũng trở nên rất quan trọng vào thời điểm này. Vì vậy, chúng tôi có một câu hỏi ở đây. Nên, nếu chúng tôi có một bệnh nhân 58 tuổi, kính đang đeo có add +1.50, vì vậy họ bị giảm thị lực nhìn xa một chút, giảm một phần thị lực ở gần, bạn tìm được – khúc xạ chủ quan như trong slide.

Vậy có sự tăng nhẹ về độ viễn nhìn xa và độ loạn thị, một chút thay đổi trục ở mắt phải, một lần nữa, những thay đổi nhỏ đối với độ cầu, thay đổi lớn hơn một chút đối với độ loạn, và trục loạn không thay đổi ở mắt trái, nhưng thị lực cải thiện khi chỉnh kính tốt nhất.

Đâu sẽ là độ add phù hợp nhất cho bệnh nhân này? Được rồi. Vì vậy, hầu hết chúng ta đặt +2.00. Có sự kết hợp giữa 1.75 và 2.25. 1.75? Có khả năng. Nếu chúng ta quay trở lại… Tuổi đó là dự đoán tốt nhất về độ add, thì vì bệnh nhân này là 58, vì ở tuổi 55, bạn cần khoảng +2.00, vì vậy giữa +2 và +2.25 có thể phù hợp. Nhưng +1.75 có khả năng phù hợp, vì chúng tôi đang cấp thêm độ viên ở xa.

Điều này sẽ tăng công suất cộng thêm ở gần. Vì vậy, đây là lúc cho bệnh nhân thấy sự khác biệt giữa +1.75, +2.00 hoặc +2.25 sẽ là cách hiệu quả nhất để tìm ra công suất cộng nên là bao nhiêu. Nhưng một giá trị nào đó trong phạm vi này là những gì bạn nên hướng tới cho bệnh nhân này.

Cân nhắc về môi trường. Biết được nhu cầu thị giác của bệnh nhân, môi trường làm việc, môi trường sống của họ, khoảng cách làm việc của họ là bao nhiêu, những công việc họ có thể làm là gì, họ có kế hoạch sử dụng kính như thế nào.

Rất nhiều lần tôi sẽ hỏi một bệnh nhân: Bạn có muốn đeo kính mọi lúc không? Hay bạn chỉ muốn dùng chúng cho một số vieejc nhất định? Một số sẽ nói không, tôi không muốn lúc nào cũng phải đeo. Một số người có thể nói: Tôi may vá và làm rất nhiều công việc may chi tiết, vì vậy tôi chỉ muốn đeo kính vào cho việc đó, nhưng tôi không cảm thấy mình cần chúng cho bất kỳ việc gì khác.

Tốt rồi. Những bệnh nhân khác có thể nói: Không, tôi muốn đeo kính mọi lúc, vì tôi có thể theo nhìn dễ dàng hơn và nếu đúng như vậy, tôi có thể cấp đơn kính hai tròng hoặc kính đa tròng, tùy theo về khoảng cách và độ khúc xạ gần của bệnh nhân, cũng như nhu cầu thị giác của họ.

Điều gì sẽ xảy ra nếu một bệnh nhân không có thủy tinh thể? Phụ thuộc đó là một mắt hay hai mắt. Nếu họ chỉ không có thủy tinh thể một mắt, thì đòi hỏi phải có một kính gọng độ cộng cao. Điều này sẽ cực kỳ khó khăn để thích nghi về mặt quang học. Và trong trường hợp này, kính tiếp xúc có thể là một lựa chọn.

Để giảm một số sự khác biệt về lăng kính thường gặp với kính đeo. Nhưng trên thực tế, những gì bạn có thể cần làm là cấp kính cân bằng cho mắt không có thủy tinh thể.

Một lần nữa, tất cả những điều này chỉ là với một mắt không có thủy tinh thể. Nếu cả hai mắt đều không có thủy tinh thể thì hơi khác một chút, vì khi đó bạn sẽ có kính công suất cộng cao cho cả hai mắt.

Về mặt thẩm mỹ, sẽ rất gây chú ý, nếu bạn đang đeo kính cộng công suất cao, vì vậy bạn có thể chọn kính tiếp xúc, nếu có thể. Nhưng nếu chỉ có một mắt không có thủy tinh thể, bạn có tất cả những khó khăn để thích nghi khác về quang học.

BN có thể thủy tinh nhân tạo (IOL) là một vấn đề khác cần xem xét. Nếu họ được đặt thể thủy tinh, bất kể độ tuổi, thông thường họ sẽ cần độ add là +2.50, trừ khi IOL đa tiêu hoặc nhìn đơn thị – trong đó một mắt được chỉnh cho nhìn xa và một mắt được chỉnh cho nhìn gần.

Khi ta nói về các thiết kế kính gọng, có vài lựa chọn khác nhau, nhưng rất hiếm khi được kê. Vì vậy, tôi chọn tập trung chủ yếu vào các loại kính gọng đặc thù cho công việc.

Vậy khoảng cách làm việc là gì? Nhu cầu thị giác là gì? Và làm cách nào để ta xác định được công suất nhìn cần thiết cho một khoảng cách làm việc nhất định? Ta có thể lấy nghịch đảo của khoảng cách làm việc tính bằng mét.

Và tôi đã đưa ra một số phép tính ở đây. Nếu bệnh nhân có khoảng cách làm việc là 40 cm, thường theo quy ước ít nhất là ở Mỹ, cách thường dùng để đo thị lực gần, khoảng cách làm việc – nhu cầu, nhu cầu điều tiết cho khoảng cách làm việc 40 cm là 2.50 D.

Đối với khoảng cách làm việc là 33 cm, nếu chúng ta thực hiện phép tính – đó là khoảng 3.00 D nhu cầu điều tiết.

Nếu chúng ta có một bệnh nhân, bệnh nhân A là nam giới 67 tuổi, anh ấy vẫn đang đi làm, làm việc cả ngày với máy tính, khoảng cách máy tính và sau đó đọc gần, anh ấy nhận thấy thỉnh thoảng mờ khi sử dụng máy tính với kính hiện tại. Và câu hỏi đầu tiên tôi hỏi bệnh nhân này là: Kính đang đeo công suất là bao nhiêu?

Nếu bệnh nhân có kính, lựa chọn tốt nhất để chúng tôi là đo số kính để tìm ra độ kính mà anh ấy hiện đang đeo. Máy tính cách xa bao xa? Vì vậy, đó là xác định khoảng cách làm việc. Và anh ấy hiện đang sử dụng loại kính nào? Anh ấy chỉ sử dụng chỉ để kính nhìn xa, hay chỉ để nhìn gần, hay một kính hai tròng?

Anh ấy hiện đang sử dụng cái gì? Và chúng tôi cần biết tất cả những thông tin này để cuối cùng chúng tôi không cung cấp cho bệnh nhân chính xác những gì anh ấy đã có, theo anh ấy, rõ ràng là không có tác dụng.

Sau đây là câu hỏi. Vì vậy, bạn đang đặt nhiều câu hỏi hơn và cố gắng tìm hiểu khoảng cách làm việc của bệnh nhân đối với máy tính của anh ấy và tìm ra rằng khoảng cách làm việc là 65 cm.

Vậy nhu cầu điều tiết cho khoảng cách làm việc này sẽ như thế nào? Chính xác, hầu hết mọi người đặt 1.50 D, và điều này là chính xác.

Vì vậy, điều này cung cấp cho chúng tôi thêm thông tin về độ add anh ấy cần cho nhìn ở khoảng cách trung gian. Bước đo tiếp theo cũng hữu ích là biết khoảng nhìn rõ. Thế mới biết bệnh nhân có nhìn rõ ở những khoảng cách này với cặp kính hiện tại.

Và nếu chúng ta đo khoảng nhìn gần rõ của bệnh nhân A khi đeo kính hiện tại, giả sử đây là kết quả khúc xạ nhìn xa khám được của ngày hôm nay và anh ấy được add +2.50, do đó, nhìn qua add +2.50, khoảng nhìn rõ là 35 đến 45 cm.

Bệnh nhân liệu có thể sử dụng đơn kính này để làm kính hai tròng không? Nếu chúng tôi cân nhắc việc cấp kính hai tròng, liệu anh ấy có thể sử dụng kính này cho máy tính không? Và hãy nhớ khoảng cách làm việc của máy tính là 65 cm. Được chứ. Vì vậy, hầu hết mọi người đều nói không, và có sự đan xen giữa có, không và cần thêm thông tin.

Trên, thực tế, không. Vì có độ add- khoảng nhìn rõ không nằm trong 65 cm, anh ấy sẽ không thể sử dụng kính hai tròng để nhìn.
Và nếu bạn đang nghĩ có thể anh ấy có thể sử dụng phần nhìn xa của kính hai tròng để xem máy tính, thì điều đó có lẽ cũng sẽ không xảy ra. Vì như chúng tôi đã nói anh ấy cần, ít nhất một diopter và một nửa độ điều tiết để có thể nhìn thấy ở khoảng cách máy tính.

Khoảng cách mà anh ấy làm việc là ở đâu? Và ngay cả khi anh ấy có thể điều tiết đủ để nhìn rõ 1.00 D và 0.50 D đó, thì anh ấy chắc chắn sẽ không thể làm việc đó cả ngày, vì anh ấy nói rằng anh ấy sử dụng máy tính và đọc sách cả ngày.

Vì vậy, trên thực tế, anh ấy sẽ không thể sử dụng phần nhìn xa của kính cho công việc máy tính. Anh ấy sẽ cũng không thể sử dụng phần nhìn gần của kính hai tròng cho làm việc máy tính. Vì điều này sẽ không giúp anh ấy nhìn rõ.
Vì vậy, nếu chúng tôi cấp cho anh ấy đơn kính hai tròng mới, chúng tôi sẽ không thực sự giải quyết được vấn đề.

Vì vậy, một số lựa chọn của anh ấy là gì? Kính đa tròng. Đúng không? Vì vậy, kính đa tròng sẽ có khoảng cách trung gian. Kính ba tròng. Điều đó chắc chắn sẽ có hiệu quả. Thông thường phần nhìn trung gian của kính ba tròng bằng khoảng một nửa công suất độ add. Vì vậy, trong trường hợp này nếu cấp độ add đầy đủ là +2.50, thì độ nhìn trung gian là khoảng +1.25, có thể sẽ là đủ. Vì vậy, kính ba tròng là một lựa chọn.

Anh ấy chỉ có thể sử dụng kính máy tính. Vì vậy, nếu bạn đưa cho anh ấy một cặp kính đơn tròng, đó có thể chỉ dành cho máy tính, nhưng vấn đề là nó sẽ không bao gồm nhìn xa hoặc nhìn gần. Vì vậy, nếu anh ấy đang làm việc ở khoảng cách máy tính và ở gần để đọc, thì anh ấy sẽ không thể đọc.

Nên, một lựa chọn khác, nếu bạn muốn sử dụng kính hai tròng, bạn có thể, nhưng chỉ khi phần trên cùng của kính dành cho nhìn khoảng cách trung gian. Vì vậy, nếu kính này là dành cho làm việc máy tính, và sau đó phần gần là dành cho gần hơn, để đọc.

Vậy bạn không thể cung cấp kính hai tròng cho cả nhìn xa và nhìn gần, nhưng bạn có thể cung cấp một kính hai tròng cho khoảng cách trung gian và gần.

Và do vậy có khá nhiều lựa chọn mà anh ấy có, mặc dù kính đơn tròng nhìn máy tính – tôi có lẽ sẽ không làm trong trường hợp này. Một lần nữa, bởi vì điều đó thực sự sẽ chỉ giới hạn trong khoảng cách làm việc máy tính. Nếu anh ấy nói anh ấy chỉ làm việc trên máy tính thì có lẽ tôi sẽ cấp. Nhưng điều đó ít xảy ra hơn.

Vì vậy, thực sự kính đa tròng, kính ba tròng, hoặc kính hai tròng cho nhìn trung gian và sẽ là lựa chọn tốt nhất cho bệnh nhân này. Được rồi. Vì vậy, tôi muốn để lại một chút thời gian cho các câu hỏi.

Nên, tôi sẽ giải quyết càng nhiều câu hỏi càng tốt – càng nhiều câu hỏi càng tốt vào thời điểm này. Tôi đã thấy trước đó trong bài thuyết trình có người hỏi về việc sử dụng kiểm tra xanh đỏ (duochrome). Và tôi nghĩ điều đó liên quan đến…

Nếu chúng tôi nghi ngờ rằng bệnh nhân đeo quá trừ, khi đó tôi đã khuyên không hạ độ trừ cho bệnh nhân cận thị. Bạn có thể sử dụng kiểm tra xanh đỏ, nhưng tôi nghĩ rất có thể, bạn có thể thấy bệnh nhân đã đeo quá số.

Tôi nghĩ điều cần xem xét là liệu họ có quen với việc đeo kính quá độ hay không. Và có cảm thấy thoải mái khi đeo không.

Bởi vì ngay cả khi bạn sử dụng kiểm tra xanh đỏ và bạn cảm thấy thoải mái khi xác định rằng họ đã đeo quá số, bạn vẫn có thể giữ nguyên đơn kính, vì bạn có nguy cơ – nếu bạn giảm độ cận thì họ có thể bắt đầu bị mờ, bởi vì họ đã quá quen với việc đeo kính quá số.

Và một lần nữa, đây là nếu chúng không có triệu chứng. Nếu họ có triệu chứng như nổi choáng váng hoặc đau đầu, thì nhiều khả năng tôi sẽ giảm đơn thuốc và giải thích cho họ hiểu tại sao tôi lại làm như vậy. Một người khác đã đặt câu hỏi về việc thử kính. Nếu nó được thực hiện bằng một mắt.

Sau khi khúc xạ chủ quan hai mắt. Thường tôi chỉ thử gọng thử. Và đây là điều mà tôi biết tôi đã nói rất nhiều khi ở trong phòng khám với các bác sĩ thực tập của mình.

Mục đích – khúc xạ chủ quan là để giúp chúng ta tìm ra thị lực được chỉnh kính tốt nhất là gì. Việc dùng gọng thử giúp chúng ta tìm ra về chức năng (sự thích nghi), không nhất thiết là thị lực. Tôi muốn biết liệu bệnh nhân có thoải mái không. Nên, tôi đang dùng gọng thử hai mắt, nếu tôi đang kiểm tra thị lực, phần lớn thời gian tôi không làm như vậy, nhưng nếu có, nó cũng sẽ là thị lực hai mắt. Bởi vì mục đích dùng gọng thử này là để xác định chức năng, không nhất thiết phải là thị lực được chỉnh kính tốt nhất.

Câu hỏi tiếp theo là: Tầm quan trọng của dùng gọng thử khi cấp đơn kính mới ? Vì vậy, tôi nghĩ rằng nó phụ thuộc vào công suất của các đơn kính mới. Nếu đó là một đơn kính độ cộng hoặc trừ hoặc loạn thị thấp, thì có thể không cần thiết. Nhưng nếu độ cao hơn một chút và bạn đang đặt câu hỏi liệu bệnh nhân có thích nghi được hay không, thì gọng thử sẽ hữu ích. Nó không cần thiết, nhưng có thể là quan trọng nếu bạn lo ngại rằng vì đây là đơn kính đầu tiên nên bệnh nhân có thể khó thích nghi. Việc dùng gọng thử có hữu ích ở trẻ em không? Thường thì không. Thông thường với những bệnh nhân nhỏ tuổi, chúng tôi dựa trên những kết quả khách quan để kê đơn. Thậm chí không phải là khúc xạ chủ quan.

Nếu bạn có thể nhận được bất kỳ… 7, ý tôi là, từ một bệnh nhân 7 tuổi… Bạn có thể sẽ có khúc xạ chủ quan. Nhưng gọng thử có lẽ sẽ không hữu ích. Vì vậy, trong nhóm bệnh nhân nhi, tôi ít có khả năng dùng gọn thử hơn. Mặc dù không… Không phải là bạn không nên nhưng điều đó sẽ ít hữu ích hơn, bởi vì chúng tôi không quan tâm đến dùng gọng thử để xem sự thích nghi. Vì vậy, chúng tôi không nhất thiết phải cố gắng tìm ra chức năng (khả năng thích nghi).

Vì vậy, rất nhiều lần những phát hiện của chúng tôi dựa trên khúc xạ khách quan. Và chúng tôi không lo lắng về việc thích nghi. Vì vậy, dùng gọng thử trong trường hợp đó là không hữu ích. Mặc dù làm khúc xạ trên gọng thử phổ biến hơn ở nhóm bệnh nhi. Vì vậy, bạn có thể cho bệnh nhân có thể đeo gọng thử, nhưng trái ngược vì là khúc xạ chủ quan, nên bạn đang dùng gòn thử bạn muốn tìm ra đơn kính cuối cùng dựa trên cảm nhận của bệnh nhân.
Hãy xem nào. Chúng tôi có một trường hợp nhỏ ở đây. Nếu bệnh nhân 30 tuổi và được phẫu thuật đục thủy tinh thể bẩm sinh, trước khi phẫu thuật anh ấy đeo -1.75. Sau khi phẫu thuật, mắt phải của anh ấy là -1.75 (20/20) và cộng với… Tôi đoán +1.75/-1.00 x 175 (20/60)? Bạn muốn đưa ra điều gì cho bệnh nhân này? Vì vậy, bởi vì bạn có ca lệch khúc xạ, một mắt cận và một mắt viễn – tôi cho rằng đục thủy tinh thể bẩm sinh chỉ ở mắt trái – rất có thể, điều này sẽ gây khó chịu. Bạn có thể cho bệnh nhân xem, nhưng khả năng tôi cấp đơn là rất thấp.

Tôi có lẽ sẽ đưa một kính cân bằng vào mắt trái. Một lần nữa, đây là lúc gọng thử rất hữu ích. Nhưng có khả năng là dùng kính tiếp xúc có thể được cân nhắc.

Hoặc sử dụng kính cân bằng. Vì vậy, điều này gần giống như trường hợp bệnh nhân một mắt không có thủy tinh thể, mặc dù đơn kính thấp hơn nhiều. Vì vậy, nhiều khả năng bệnh nhân có thể chấp nhận được sự khác biệt.

Việc dùng gọng thử sẽ thực sự hữu ích nhưng trong trường hợp bất đồng khúc xạ, có thể khó thích nghi về mặt quang học. Tôi sẽ dùng gọng thử, giống như chúng ta đã nói trước đây.
Nhưng tôi luôn biết rằng tôi có thể cần phải cân nhắc dùng kính tiếp xúc. Hoặc dùng kính cân bằng ở mắt trái. Hãy xem nào. Khoảng thời gian từ khi thay đổi khúc xạ đến khi tăng công suất là bao nhiêu?

Đó là một câu hỏi rất hay. Bởi vì tôi biết tôi đã không nói về điều đó chút nào. Thông thường, trừ khi thị lực bị giảm rất nhiều do số giảm độ kính, điều này thường tôi sẽ không làm như vậy…

Tôi thường sẽ không thay kính trong một năm. Và yêu cầu bệnh nhân quay lại và xem họ đang hoạt động như thế nào. Nhưng trong nhóm trẻ em, bạn có thể thay đổi thường xuyên hơn thế. Nhưng ở dân số trưởng thành, thường thì tôi có thể sẽ không thay đổi cho đến năm sau.

Hãy xem nào. Đối với những người viễn thị ở độ tuổi 20 và đầu 30, bệnh nhân có thể không thích nghi khi chỉnh toàn bộ độ viễn – tôi biết chính xác những gì bạn đang nói – tôi cấp đơn kính và thường những bệnh nhân này hài lòng, tuy nhiên tôi nói chung là không. Chắc chắn tôi nên chỉnh độ viễn thị bằng cách sử dụng kính. Bất kỳ khuyến nghị?

Vâng, điều đó sẽ rất khác nhau dựa trên bệnh nhân và mức độ viễn. Một trong những điều… Nếu tăng độ viễn sẽ cải thiện khả năng của họ – hoặc là thị lực hoặc cải thiện các triệu chứng của họ, tôi thường sẽ xem xét các kết quả khúc xạ trước liệt điều tiết và kết quả khúc xạ liệt điều tiết. Và xem: Có thành phần viễn thị ẩn?

Sau đó so sánh cả hai, xem độ cộng là bao nhiêu tôi có thể cấp đơn kính, nhưng thông thường tôi nghĩ điều quan trọng nhất cần bao gồm là giáo dục bệnh nhân. Và rất nhiều lần tôi sẽ nói với những bệnh nhân này: Khi bạn đeo kính này vào, nó có thể sẽ bị mờ. Và đôi mắt của bạn sẽ cần thời gian để điều chỉnh và thư giãn, để mắt thích nghi với độ kính, và sau đó nhìn sẽ rõ hơn. Nhưng có lẽ lúc đầu nó sẽ hơi mờ và đó là một phần của sự thích nghi.
Nhưng thường thì tôi có thể cấp công suất cộng thấp hơn, nhưng tôi nghĩ một phần quan trọng cần biết là liệu có viễn ẩn hay không.

Bởi vì bạn có thể thêm độ viễn một chút cho người có viễn thị ẩn so với người không có viễn thị ẩn. Vì vậy, điều đó thực sự phụ thuộc vào từng trường hợp. Và tôi hy vọng tôi đã đưa ra đủ thông tin. Vì vậy, đối với trẻ bảy tuổi, thị lực mắt phải là 20/20 và có khúc xạ là pl/ -1.00x 90 (20/20). Chúng tôi cấp kính hay theo dõi ca này?

Vậy tôi sẽ… Đầu tiên tôi khuyên bệnh nhân nên quay lại theo bảng mà tôi đã đưa vào như một tài liệu tham khảo. Bởi vì trẻ 7 tuổi sẽ thuộc nhóm trẻ lớn. Nhưng trong trường hợp này, nếu trẻ đã 7 tuổi, thì 1D loạn là…
Dưới yếu tố nguy cơ gây nhược thị. Và chúng tôi biết rằng có thể đạt được thị lực 20/20. Vì vậy, trong trường hợp này, tôi nghĩ lại: một trong những điều chúng tôi đang cố gắng xem xét: Liệu có yếu tố nguy cơ gây nhược thị không? Và trong trường hợp này, câu trả lời là không. Trẻ đã lên 7 tuổi. Trẻ có thể chỉnh để đạt được 20/20.

Vậy trường hợp này bạn có thể không cần cấp kính. Nhưng tôi chắc chắn sẽ… Đây chỉ là câu trả lời chung của tôi…

Nhưng tôi sẽ quay lại bảng được trình bày với các chi tiết cụ thể hơn về điều đó. Bạn có thể… Một điều cuối cùng tôi muốn nói về điều đó là… Nếu bây giờ trẻ lớn hơn và đang đi học, thường là khoảng 7 tuổi, bạn có thể kê đơn kính nếu họ có các triệu chứng. Và trong trường hợp đó, bạn có thể cấp kính loạn đầy đủ. Vì vậy, một số ca cũng sẽ phụ thuộc vào sự thích nghi. Được chứ. Vui lòng xem lại các tài liệu tham khảo. Tôi không biết cụ thể là slide nào…

Vì vậy, tôi nghĩ rằng tôi có thể có thời gian cho một hoặc hai câu hỏi nữa. Vì vậy, tôi không chắc…

Ai đó đã hỏi liệu tôi có chiếu lại các slide tham chiếu không. Ý của bạn chỉ là slide tham khảo? Bởi vì nếu đúng như vậy, thì tôi chắc chắn có thể làm được điều đó.

Nhưng sau đó, tôi chỉ khuyên bạn nên quay lại bản ghi của hội thảo trên web và xem các slide cụ thể. Nhưng đây chỉ là những tài liệu tham khảo chung. Tài liệu tham khảo số ba là bài báo có hướng dẫn cấp đơn.

Đó là một bài báo tham khảo tuyệt vời. Khi nào bạn cân bằng hai mắt trước và sau khi dùng gọng thử? Vì vậy, cân bằng hai mắt sẽ được thực hiện trước. Điều đó thường được thực hiện bởi vì tôi thử khúc xạ bằng phoropter, vào cuối khúc xạ chủ quan, vì vậy tôi có những phát hiện đó, và sau đó tôi sẽ dùng gọng thử.

Bạn có đề xuất có công suất add khác nhau giữa hai mắt trong trường hợp lão thị không? Thường thì không.

Thông thường – và tôi nghĩ rằng phần lớn điều này là theo quy ước – nhưng thông thường bạn sẽ không cấp độ add khác nhau giữa hai mắt, và một phần liên quan đến việc cân bằng điều tiết.

Ngay cả khi một người lão thị, nếu họ là một người bắt đầu lão thị, họ vẫn có thể điều tiết được. Và do đó, giả sử rằng bạn đã thực hiện đúng khúc xạ chủ quan nhìn xa, bạn đã cân bằng điều tiết và nếu bạn thêm độ add khác nhau, thì bạn đang tạo ra một lượng điều tiết không bằng nhau giữa hai mắt, điều này có thể gây khó chịu cho bệnh nhân.

Ta thường thêm độ add bằng nhau giữa hai mắt. Có thể có một trường hợp ngoại lệ, nhưng phần lớn độ add sẽ bừng nhau giữa hai mắt. Câu hỏi cuối cùng mà tôi nghĩ tôi sẽ trả lời…

Vì thời gian… Là: Sự khác biệt giữa kính đa tròng và kính ba tròng là gì? Vì vậy, kính đa tròng là loại không có vạch phân cách trên kính… Chà, chúng tôi gọi nó như một loại kính hai tròng không có vạch phân cách.

Nhưng nó còn nhiều sự khác nhau hơn thế nữa. Vì vậy, kính đa tròng có công suất nhìn xa ở trên, và sau đó đi dần từ trên xuống dưới tăng dần công suất add.

Vậy bạn có thể nhìn được trung gian. Và vì vậy, nếu bệnh nhân điều chỉnh đầu của họ, vị trí họ đang ngồi và khoảng cách làm việc của họ, họ có thể tìm thấy vùng nhìn rõ của kính cho từng khoảng cách.

Nhưng có sự thay đổi công suất này. Vì vậy, hầu hết công suất add nhìn gần là sự chênh lệch công suất giữa độ nhìn xa và độ nhìn gần và đó là kính đa tròng. Trong khi kính ba tròng có đường phân cách, vì vậy kính có phần nhìn xa ở trên cùng, phần trung gian đó thêm vào phần ở giữa, và sau đó là phần nhìn gần ở dưới cùng. Vì vậy, có sự tách biệt giữa 3 vùng nhìn, do đó là công suất bị thay đổi đột ngột giữa 3 vùng nhìn.

Và đó là lý do tại sao kính đa tròng thường hữu ích nhất, bởi vì nếu bạn di chuyển đầu và điều chỉnh cách nhìn qua kính, bạn có thể tìm thấy độ kính giúp nhìn rõ, trong khi kính ba tròng, một lần nữa, vì công suất sẽ có sự khác biệt và không có sự giảm dần . Được rồi. Tôi xin lỗi vì tôi không có cơ hội trả lời tất cả các câu hỏi của bạn, nhưng cảm ơn bạn rất nhiều vì đã tham gia hội thảo trên web này với chúng tôi và tôi hy vọng rằng nó sẽ hữu ích. Được chứ? Cảm ơn một lần nữa.

Download Slides

PDF

March 11, 2022

Last Updated: October 31, 2022

Leave a Comment