Bài giảng: Các nguyên tắc cơ bản của Soi bóng đồng tử

Soi bóng đồng tử là một kỹ thuật lâm sàng, được chứng minh là một phương pháp xác định khách quan tật khúc xạ nhìn xa của bệnh nhân. Kỹ thuật này có thể được sử dụng như một phương pháp xác định độc lập về đơn kính nhìn xa của bệnh nhân hoặc được thực hiện như một điểm khởi đầu cho quy trình khúc xạ chủ quan.
Trong hội thảo trực tiếp trên web này, các nguyên tắc cơ bản của soi bóng đồn tử sẽ được thảo luận. Các nguyên tắc quang học cơ bản, quy trình lâm sàng, giải thích lâm sàng các phát hiện và áp dụng kỹ thuật thông qua một số ví dụ điển hình cũng được đề cập.

Giảng viên: Daniel A. Bastian, OD, FAAO
Danh sách phiên dịch viên: CN. Nguyễn Trường Sinh
Biên tập: Ths. KXNK. Trần Minh Anh
Bộ môn Mắt, Đại học Y Hà Nội

Transcript

(To translate please select your language to the right of this page)

DR BASTIAN: Xin chào, mọi người. Chào mừng bạn đến với hội thảo trực tuyến này Orbis và Đại học Khúc xạ Nhãn khoa New England về soi bóng đồng tử. Tôi hy vọng mọi người có thể nghe rõ tiếng tôi nói. Và tôi nóng lòng muốn thảo luận với các bạn về chủ đề soi bóng đồng tử rất hay này trong một giờ tới. Tên tôi là Daniel Bastian. Tôi là một nhà Khúc xạ nhãn khoa ở Massachusetts, Mỹ, và tôi là giáo sư chuyên ngành Khúc xạ nhãn khoa tại Đại học Khúc xạ Nhãn khoa New England. Tôi dạy về các phương pháp khám khúc xạ cho sinh viên năm nhất ở Massachusetts. Tôi rất vui khi được thảo luận về chủ đề soi bóng đồng tử với tất cả các bạn. Tôi thấy chúng ta có khoảng 66 người đang lắng nghe, điều đó thật tuyệt vời.

Chúng ta chỉ có khoảng một giờ và tôi biết các bạn có những câu hỏi hay và cũng như các câu hỏi về ca lâm sàng rất thú vị. Tôi thấy một số câu hỏi rất hay của các bạn đã ghi lại khi đăng ký tham gia và cả trước đấy. Nếu bạn có câu hỏi dựa trên ca lâm sàng cụ thể mà chúng tôi có thể không có thời gian để trả lời hết trong buổi hôm nay, tôi khuyến khích bạn gửi những câu hỏi đó đến cybersight.org. Và sau đó chúng tôi sẽ dành thêm một chút thời gian để giải đáp những câu hỏi đó. Hy vọng tôi có thể trao đổi những nội dung khác vào buổi ngày hôm nay.

Có rất nhiều kiến thức nền liên quan đến chủ đề soi bóng đồng tử. Bài giảng này sẽ cung cấp một nền tảng vững chắc về kỹ thuật lâm sàng này, đồng thời sẽ đi qua một số lý thuyết và phương pháp. Và nhiều bạn có thể đã có kỹ năng ở trình độ nâng cao hơn một chút và có câu hỏi cụ thể hơn về cách lên cấp độ tiếp theo, tôi rất khuyến khích các bạn gửi những câu hỏi này. Nhưng tôi dự định sẽ đưa ra một nền tảng kiến thức vững chắc cho tất cả mọi người xem bài giảng này. Vì vậy trước khi tôi bắt đầu, tôi muốn gửi lời cảm ơn đặc biệt trước hết tới người vợ của tôi, Monica Nguyễn. Cô ấy đã giúp làm nên bài giảng này. Cô ấy cũng đã có một bài giảng về soi bóng đồng tử tại bệnh viện của cô ấy, nơi cô ấy làm việc, và đó là một nguồn cảm hứng lớn. Tiếp đến, người cố vấn của tôi, người đã dạy tôi về soi bóng đồng tử, Tiến sĩ Nancy Carlson, cùng với đó là sự hỗ trợ nhiệt tình đến từ đồng nghiệp của tôi, Tiến sĩ Fuensanta Vera-Diaz, người đã phối hợp chặt chẽ với tôi để giúp đưa bài giảng này trở nên hoàn chỉnh. Tôi cũng muốn cảm ơn Sara và Laura đã giúp thực hiện bài thuyết trình này. Cảm ơn các bạn rất nhiều.

Bây giờ chúng ta sẽ bắt đầu. Tôi muốn biết mọi người cảm thấy như thế nào về mức độ tự tin của mình khi thực hiện khám nghiệm soi bóng đồng tử. Chúng tôi có một câu hỏi thăm dò. Mức độ bạn cảm thấy tự tin khi thực hiện soi bóng đồng tử? Lý thuyết và phương pháp? Tôi muốn hiểu hơn về những người tham dự bài giảng. Bạn cảm thấy khá tự tin, không tự tin chút nào, hay bạn đang cảm thấy khá tự tin và bạn đang tìm cách giúp mình làm tốt hơn nữa? Được rồi. Khoảng 42% người cho biết mình khá thoải mái. hoảng một nửa nhóm. Gần một phần ba nói rất tự tin và một phần ba nói không tự tin. Không phải tất cả đều tự tin. Và, chúng ta sử dụng kính trụ trừ hay trụ cộng cộng khi khám? Rất nhiều người sử dụng kính trụ cộng và họ cũng có thể dễ dàng để kết quả ở dạng trụ cộng. Ở đây, chúng ta đang nói về các chuyển đổi đơn giản. Nhưng tôi muốn biết mọi người đang sử dụng như thế nào. Và kính trụ trừ chiếm là 85%.

Trong trường hợp đó, chúng ta sẽ truy cập một trang web để thực hiện một số ví dụ. Vì vậy, trong 1 giờ tới chúng ta sẽ nói về soi bóng đồng tử là gì, hãy cùng tìm hiểu về những kiến thức và định nghĩa của nó. Khi chúng ta hiểu nó được sử dụng để làm gì, chúng ta cần hiểu thêm về tính chất quang học và nó liên quan như thế nào đến quang học của mắt bệnh nhân và viễn điểm của họ. Hiểu điều đó thực sự quan trọng.

Nếu chúng ta có thể tư duy về tính quang học của các thiết bị, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về việc đánh giá phản xạ của bóng đồng tử, chuyển động ngược chiều, chuyển động cùng chiều và bóng trung hòa. Đó là những gì mà chúng ta – những người làm lâm sàng sẽ thấy; do vậy chúng ta cần biết cách diễn giải những điều đó và đi đến mục tiêu cuối cùng, đó là đạt được bóng đồng tử trung hòa. Tôi sẽ đi qua một số mẹo và thủ thuật, những chú ý trong các kỹ thuật và lỗi phổ biến hay xảy ra. Tôi có vài ví dụ – lên tới 7 ví dụ. Vì giới hạn thời gian, chúng ta không cần đi qua tất cả, nhưng tôi nghĩ điều quan trọng là phải cùng nhìn nhận qua một số ví dụ điển hình. Tôi cũng sẽ giới thiệu một trang web mà bạn có thể tự thực hành. Chúng ta cũng sẽ cùng xem xét một số vấn đề có thể gặp phải khi soi bóng đồng tử. Đó là tổng quan về bài giảng hôm nay.

Trong hình này, bạn có thể thấy rằng kỹ thuật soi bóng đồng tử có thể được thực hiện trên nhiều người thuộc các nhóm tuổi khác nhau. Kỹ thuật có thể được thực hiện với các mắt kính thử rời, trong điều kiện làm việc như chúng ta thấy trong hình, để đánh giá một cách khách quan tật khúc xạ của đứa trẻ này có thể là gì. Nhưng nó có thể được thực hiện với bệnh nhân ngồi trên ghế cố định với phoropter, mắt kính rời và gọng thử hoặc thước kính. Vậy khái niệm soi bóng đồng tử mà chúng ta sẽ nói đến hôm nay là gì?

Đầu tiên và quan trọng nhất – kỹ thuật này cần được hiểu là một cách xác định khách quan về tình trạng khúc xạ của bệnh nhân, bằng cách định vị viễn điểm của mắt bệnh nhân, bằng đèn soi bóng đồng tử, và sau đó sử dụng các mắt kính để di chuyển viễn điểm tới đồng tử vào của người khám. Câu đầu tiên được gạch dưới trên slide, bởi vì điều quan trọng cần hiểu đó là một khám nghiệm khách quan. Trong bài giảng này, chúng ta sẽ không đè cập tới khúc xạ chủ quan. Đó là khi dựa trên các phản hồi của bệnh nhân đưa ra và chúng ta tinh chỉnh kết quả đo khách quan – điểm xuất phát cho khám khúc xạ. Soi bóng đồng tử là một kỹ thuật đáng kinh ngạc, vì nó cho phép chúng ta đo lường một cách khách quan tật khúc xạ của một người. Và việc có thể đo một cách khách quan cho phép chúng ta đem lại thị giác rõ ràng và thoải mái cho một lượng lớn người dân, nhiều người trong số họ mà tôi chắc chắn rằng bạn đang phục vụ – những người không có khả năng phản hồi hoặc không thể phản hồi trong khúc xạ chủ quan, vì bất kỳ lý do gì. Do đó, nó có thể là bước cuối để cấp đơn kính hoặc nó có thể là xuất phát điểm cho khúc xạ chủ quan, nhưng nó là một khám nghiệm khách quan cho bệnh nhân không thể tiến hành khúc xạ chủ quan. Vậy soi bóng đồng tử hoạt động như thế nào? Vâng, soi bóng đồng tử chiếu sáng vào bên trong mắt của bệnh nhân. Người khám đánh giá ánh sáng phản xạ từ màng giới hạn ngoài của võng mạc bệnh nhân. Một khám nghiệm khách quan điều chỉnh thị lực xa của bệnh nhân, chỉ dựa trên quang học của mắt bệnh nhân là kỹ thuật chúng ta đang nhắc tới và nó thường được sử dụng làm điểm khởi đầu cho khúc xạ chủ quan, như tôi vừa đề cập trong slide trước. Nhưng điểm mấu chốt chính là nhà lâm sàng đánh giá ánh sáng phản xạ từ màng giới hạn ngoài, và cách chúng ta cảm nhận ánh sáng đó là cách mà chúng ta sẽ xác định loại tật khúc xạ của mắt.

Có 2 loại soi bóng đồng tử là soi bóng đồng tử tĩnh và soi bóng đồng tử động. Đa số khi nhắc tới, chúng ta nói về soi bóng đồng tử tĩnh khi xem qua bài giảng này. Đó là bệnh nhân nhìn cố định một vật tiêu ở xa với điều tiết được thư giãn. Nó rất quan trọng. Chúng ta muốn loại bỏ sai số do điều tiết, vì nó có thể thay đổi. Điều tiết có thể tăng lên hoặc giảm bớt. Và chúng ta muốn giữ nó không đổi, để xác định tốt hơn tật khúc xạ của bệnh nhân. Đó là soi bóng đồng tử tĩnh. Một bệnh nhân nhìn cố định vào vật tiêu ở xa, với điều tiết thư giãn,và tiến hành xác định độ khúc xạ ở xa. Tôi sẽ đưa ra một vài mẹo và thủ thuật có thể thư giãn điều tiết cho bệnh nhân. Nếu điều tiết của họ không được thư giãn, thì kết quả soi bóng đồng tử có thể sai lệch một chút. Mặt khác, soi bóng đồng tử động trái ngược với tĩnh, một bệnh nhân nhìn vào tiêu gần và đánh giá tình trạng điều tiết. Đó là một phương pháp soi bóng đồng tử gần. Một số ví dụ như MEM, Book, Bell’s, Stress Point. Tôi biết có một câu hỏi trong các câu hỏi đăng ký trước, có người muốn làm rõ soi bóng đồng tử động là gì. Hy vọng rằng điều này sẽ giúp ích, về thuật ngữ đó là để bệnh nhân định thị vào một mục tiêu gần, và đánh giá tình trạng điều tiết và so sánh với kết quả tĩnh.

Vậy chúng ta đang làm gì? Khi chúng ta soi bóng đồng tử tĩnh, chúng ta làm gì? Chúng ta chiếu chùm sáng vào mắt bệnh nhân và di chuyển nó vào trong đồng tử, và chúng ta quan sát sư di chuyển của vệt sáng đó trong đồng tử của bệnh nhân để biết viễn điểm của mắt nằm ở đâu. Viễn điểm đó có phải là nằm giữa người khám và bệnh nhân không? Viễn điểm đó nằm gần hay phía sau bệnh nhân? Điểm xa đó có nằm ngay đồng tử vào người khám không? Đâu là viễn điểm của bệnh nhân đó? Và dựa trên đó là ta có thể xác định đơn kính cần thiết cho bệnh nhân. Tôi sẽ sử dụng các mắt kính thử để di chuyển viễn điểm tới mắt của mình, và sau đó tôi sẽ tính toán đơn kính mà bệnh nhân có thể cần khi tôi đã đưa viễn điểm của bệnh nhân đến đồng tử vào của tôi, và dùng nó làm điểm khởi đầu.

Và chúng ta sẽ thảo luận tất cả về những điều đó trong bài giảng này. Đặc điểm quang học của đèn soi bóng đồng tử là gì? Đây là một khái niệm quan trọng cần nhắc lại. Có hai điều cần hiểu về soi bóng đồng tử. Đầu tiên là có một hệ thống chiếu sáng, và còn lại làhệ thống quan sát. Đó là sơ bộ về quang học của đèn soi bóng đồng tử. Hệ thống chiếu sáng là để chiếu sáng vào võng mạc. Nó bao gồm một nguồn sáng, điển hình là bóng đèn, một thấu kính quy tụ, có thể di chuyển, một tấm gương để phản xạ ánh sáng theo một hướng nhất định, một ống lấy nét và nguồn điện để cung cấp năng lượng cho thiết bị. Đó là toàn bộ hệ thống chiếu sáng.

Tiếp đến là hệ thống quan sát, nói một cách đơn giản nhất đó là hệ thống để người khám có thể quan sát phản xạ võng mạc của bệnh nhân. Đó là những gì chúng ta sẽ cùng bàn luận. Và đây là một sơ đồ cắt dọc của đèn soi bóng đồng tử, bạn có thể nhìn thấy cấu trúc bên trong nó. Đây là nguồn sáng, bóng đèn. Đây là thấu kính ngưng tụ, gương giúp phản xạ ánh sáng và nó đang hướng về bệnh nhân. Bệnh nhân ở đây. Người quan sát, nhà lâm sàng, sẽ ở bên cạnh. Tôi có một câu hỏi. Tôi quan tâm đến suy nghĩ của các bạn. Bạn đã đang làm soi bóng rất tốt. Cái nào chính xác hơn trong các trường hợp sau? Sử dụng gương cầu lõm hay gương phẳng? Để cần gạt trượt trên hay xuống? Bạn nghĩ cách nào chính xác hơn? Hay đơn giản là chúng như nhau? Tôi sẽ cho bạn thêm một chút thời gian để trả lời câu hỏi này. Thú vị. Gương phẳng chính xác hơn. 54% bạn nói gương phẳng. Thực sự câu trả lời là chúng như nhau. Về mặt kỹ thuật – cho dù là núm điều chỉnh chùm sáng trượt lên hay xuống – thì đó chỉ là một cách thực hiện soi bóng đồng tử khác nhau. Chắc chắn, gương phẳng, như 54% người trả lời, là phổ biến hơn. Đó là cách tôi thực hiện soi bóng đồng tử trong phần lớn trường hợp. Nhưng tôi sử dụng gương lõm, đẩy núm điều chỉnh chùm sáng lên, để kiểm tra trong một số trường hợp hoặc để hỗ trợ thêm.

Rất nhiều người thích gương lõm, đặc biệt là với mắt cận cao. Hay cận thị nói chung. Chúng ta sẽ nói về điều đó sau. Thực tế mà tôi muốn truyền đạt là chúng như nhau về mặt kỹ thuật. Còn lại dùng cách nào là phụ thuộc vào ý thích, sự thoải mái khi thực hiện của bạn . Nó phải là cách nào chính xác hơn. Đó là về cách nào giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn, những gì bạn thấy dễ dàng hơn khi thực hiện khám nghiệm này. Và chắc chắn sử dụng gương phẳng có vẻ như đơn giản hơn với hầu hết mọi người, nhận định này dựa trên quá trình đào tạo về soi bóng đồng tử của học viên.

Tóm lại chúng ta đang nói về vấn đề gì? Gương lõm là khi bạn trượt núm lên. Do đó, ánh sáng đi ra khỏi đèn là hội tụ. Và chuyển động của bóng đồng tử sẽ ngược lại so với những gì bạn đã quen với gương phẳng. Khi gương phẳng và núm hướng xuống, ánh sáng phát ra từ đèn sẽ phân kỳ. Bạn nhìn thấy bóng cùng chiều hoặc ngược chiều. Nó ngược lại khi bạn làm gương lõm với núm trượt lên. Còn khi trung hòa là khi, bất kể núm trượt lên hay xuống. Vì vậy, chúng như nhau về độ chính xác, mặc dù bạn có thể cảm thấy dễ dàng hơn với một trong hai cách. Và có những lợi thế nhất định khi bạn sử dụng núm trượt lên và trượt xuống xuống.

Thực tế là, dựa trên kinh nghiệm, người hướng dẫn và quá trình sử dụng thiết bịnày, bạn thường chuyển qua lại giữa hai chế độ, bạn vẫn sẽ cảm thấy thoải mái; tự bạn kiểm nghiểm lại xem, bởi vì điểm đạt được bóng trung hòa là như nhau. Vì vậy, để hiểu được soi bóng đồng tử, điều quan trọng là hình dung được viễn điểm của bệnh nhân và liên kết nó với tật khúc xạ. Vậy viễn điểm là gì? Đó là điểm trong không gian liên hợp với hoàng điểm khi điều tiết được thư giãn. Một điểm trong không gian liên hợp với hoàng điểm trong điều kiện điều tiết được thư giãn. Đối với cận thị, viễn điểm sẽ là giữa người khám và bệnh nhân. Vì vậy, viễn điểm của người cận thị nằm giữa người khám và bệnh nhân. Tuy nhiên, đối với viễn thị, viễn điểm nằm ở phía sau bệnh nhân. Đối với loạn thị, mắt loạn thị có nhiều hơn một kinh tuyến chính phía sau giác mạc (2 kính tuyến chính), chúng không cùng một công suất ở tất cả các hướng, do vậy bạn có hai viễn điểm. Mỗi một kinh tuyến chính có một viễn điểm. Mắt chính thị có một điểm xa ở vô cùng. Vì vậy, khi chúng ta biết viễn điểm của mắt cận thị là khoảng ở giữa, điều đó có nghĩa là chúng ta có thể đặt mình ở viễn điểm nếu chúng ta muốn. Bạn không thể làm vậy trong trường hợp viễn thị, dựa trên vị trí của nó. Và bạn sẽ sử dụng mắt kính thử để đưa viễn điểm này rơi vào vào vị trí của bạn. Đây là một giản đồ đơn giản minh họa tật khúc xạ của một người cận thị nhìn vào vô cực. Chùm ánh sáng tới song song hội tụ trước võng mạc. Và đối với mắt viễn thị, ánh sáng hội tụ ở đây, phía sau võng mạc.

Rồi, … Chúng ta hãy cùng tìm hiểu làm thế nào để đánh giá đúng ánh sáng phản xạ đó. Điều này thực sự quan trọng đối với việc chúng ta hiểu khái niệm về soi bóng đồng tử và những gì chúng tôi quan sát được – nó có nghĩa là gì và là người làm lâm sàng, ta sẽ xử lý nó như thế nào? Có những đặc điểm khác nhau của ánh phản xạ khi bạn nhìn vào nó. Phản xạ có thể thay đổi tốc độ. Nó có thể rất nhanh. Nó có thể rộng hơn hoặc hẹp hơn. Nó có thể sáng hơn hoặc tối hơn. Và những đặc điểm của ánh phản xạ đó rất quan trọng, bởi vì chúng có tương quan đến độ lớn của tật khúc xạ, và loại tật khúc xạ, và từ đó giúp bạn tìm ra độ trung hòa. Được chứ? Đối với một tật khúc xạ độ cao, độ rộng của ánh phản xạ, nó có xu hướng hẹp hơn. Và tôi sẽ minh họa điều đó trong một số ví dụ sắp tới. Trong tật khúc xạ độ nhỏ – nó có xu hướng rộng hơn.

Được chứ? Khi bạn đánh giá ánh phản xạ, nó sẽ giúp bạn biết đôi chút về tình trạng tật khúc xạ của bệnh nhân. Độ rực hay độ sáng của nó … Khi bạn có tật khúc xạ lớn, nó có xu hướng tối hơn. Và tôi sẽ nhắc lại điều này vài lần trong suốt buổi hội thảo. Khi bạn gặp một bệnh nhân – bạn chưa khám khúc xạ của họ trước đây, và kết quả ánh phản xạ là rất rộng và tối, bạn có thể nghĩ rằng đó là bóng trung hòa khi bắt đầu thực hiện soi bóng đồng tử. Bạn nên tìm hiểu một số công cụ và thủ thuật để tự kiểm tra, bởi vì những tật khúc xạ độ lớn này được biết đến là đã đánh lừa rất nhiều người mới tập soi. Để đảm bảo rằng bạn thực sự đạt được bóng trung hòa, cả hai cách soi với vị trí núm trượt lên hay xuống đều cho thấy như nhau với bóng trung hòa. Ánh phản xạ độ rộng lớn và tối, bạn có thể lầm tưởng rằng bạn đang ở trạng thái trung hòa. Độ sáng đó cũng sẽ thay đổi dựa trên sự phản xạ và mức độ tật khúc xạ. Khi bệnh nhân có tật khúc xạ nhỏ sẽ có xu hướng có ánh phản xạ sáng. Tốc độ phản xạ của cũng có thể thay đổi. Các tật khúc xạ lớn – có xu hướng chậm hơn. Các tật khúc xạ nhỏ hơn, ánh phản xạ có thể di chuyển nhanh hơn một chút. Và điều này có thể giúp bạn khi bạn nắm được thang đo và giúp tiến gần hơn đến điểm cuối trung hòa, khi bạn bắt đầu thấy phản xạ ngày càng nhanh hơn. Hướng của phản xạ là rất quan trọng.

Đối với viễn thị nói chung, bạn sẽ nhìn thấy chuyển động cùng chiều. Và đối với cận thị, nói chung bạn sẽ thấy chuyển động ngược chiều. Được chứ? Và tùy thuộc vào vị trí núm của bạn, trượt lên hay xuống sẽ liên quan đến chiều chuyển động. Vì vậy, khi chúng tai di chuyển vệt sáng trong đồng tử của bệnh nhân, chúng ta quan sát cách mà nó di chuyển. Và đây là cách diễn giải những gì bạn quan sát được trên lâm sàng. Nếu ánh phản xạ – tôi dùng con trỏ chuột để chỉ vào phản xạ – thì đây là ánh phản xạ bên trong đồng tử của bệnh nhân. Đây là vệt sáng của chúng ta. Nó đang nằm ngoài đồng tử của bệnh nhân. Và vệt sáng này sẽ được điều khiển bởi người khám di chuyển theo một hướng nhất định. Ánh phản xạ từ bên trong đồng tử sẽ di chuyển theo một hướng nhất định, dựa trên tật khúc xạ của bệnh nhân. Và dựa vào đâu là viễn điểm của bệnh nhân đó. Để thống nhất bối cảnh, những ví dụ nhắc tới sẽ được thực hiện với đèn soi bóng đồng tử ở vị trí gương phẳng.

Khi bạn có bóng ngược chiều, ánh phản xạ di chuyển ngược lại, và viễn điểm nằm giữa bạn và bệnh nhân. Bạn đang nhìn từ trái sang phải trong ví dụ cụ thể này và bạn nhận thấy rằng ánh phản xạ bên trong đồng tử đang di chuyển từ phải sang trái, ngược với cách bạn đang di chuyển. Và điều đó sẽ cho bạn thấy rằng viễn điểm nằm giữa bạn và bệnh nhân. Với bóng thuận, khái niệm này dùng để chỉ ánh phản xạ chuyển động cùng chiều với sọc sáng. Và viễn điểm là phía sau hoặc ảo. Vì vậy, ở đây người khám điều khiển sọc sáng, di chuyển từ trái sang phải. Và ánh phản xạ được nhìn thấy trong đồng tử cũng di chuyển từ trái sang phải. Và đó là chuyển động cùng chiều. Ánh phản xạ chuyển động cùng hướng với bạn.

Trung hòa là khi ánh phản xạ không di chuyển. Đồng tử được lấp đầy bởi ánh sáng trong khoảnh khắc bạn quan sát và di chuyển khe sáng qua nó. Viễn điểm là ở đồng tử vào vào của bạn. Bạn là nhà lâm sàng – và những người đã từng thực hiện khám nghiệm này trước đây sẽ biết điều này – bạn muốn di chuyển về phá trước hoặc sauđể đánh giá ánh phản xạ và hiểu được ánh phản xạ khi thay đổi khoảng cách. Và nếu tôi di chuyển về phía trước và sau và khi này tôi thấy ánh phản xạ giống như một tia sáng phát, điều đó cho thấy sự trung hòa. Nếu tôi nhìn thấy khe sáng chuyển động với tôi, đó sẽ là chuyển động thuận. Hoặc nếu tôi thấy khe sáng phản xạ chuyển động ngược lại, đó là chuyển động nghịch. Và đây là một ví dụ.

Một video ngắn. Hy vọng rằng chúng ta có thể xem cùng nhau. Hy vọng rằng mọi người có thể xem được. Bóng nghịch sẽ trông như thế nào đối với bạn. Và có lẽ tất cả các bạn đều rất quen thuộc với điều này. Khi chúng lướt sang phải, ánh phản xạ di chuyển sang trái. Khi lướt sang trái, ánh phản xạ di chuyển sang phải. Hãy tạm dừng ở đây một chút. Đây là ánh phản xạ, trong video này. Và khe sáng đang nằm ở bên ngoài. Hãy xem lại một chút. Trong ví dụ đó, ánh sáng đi từ bên phải sang bên trái. Và bạn thấy ánh phản xạ đồng tử di chuyển theo hướng ngược lại. Chỗ này là ánh phản xạ. Chỗ này là khe sáng. Và bạn có thể thấy rằng chúng đang đi ngược chiều nhau, đây là ngược chiều chuyển động.

Được rồi. Đó là một ví dụ thực sự tốt về việc bóng ngược chiều. Tôi muốn cho bạn thấy thêm một số ví dụ về bóng ngược chiều có thể trông như thế nào khi bạn đang gặp mắt cận thấp, so với khi bạn gặp mắt cận cao. Hãy xem từng cái một. Khi bạn gặp bệnh nhân cận thấp, bạn có thể thấy rằng bóng đồng tử có xu hướng phản xạ sáng, rộng và khá nhanh. Và rộng ở đây ý là rìa tới rìa của ánh phản xạ đó là khá rộng. Và điều này là đặc điểm của ánh phản xạ của mắt cận thấp. Được chứ? Và nếu chúng ta đi qua đây, một trường hợp cận thị cao, đặc tính của ánh phản xạ sẽ thay đổi. Nó có xu hướng tối hơn. Nó có xu hướng hẹp và chậm. Và ý tôi nói hẹp ở đây thực sự là phần trung tâm của ánh phản xạ đó. Bạn có thể thấy rằng phần lớn ánh sáng là khá khuếch tán, kiểu lan tỏa. Đó không phải là chiều rộng của nó. Chiều rộng của nó chỉ là chùm trung tâm, và trong ví dụ đầu tiên, nó lớn hơn một chút.

Trong ví dụ cụ thể này, nó hẹp hơn nhiều. Tôi hơi nhầm 1 chút. Ta không nhìn vào toàn bộ ánh sáng phản xạ đó. Ta nhìn vào phần trung tâm của nó rất hẹp. Và đây là dấu hiệu của một người có cận thị cao. Được chứ. Hãy xem nó sẽ như thế nào khi chúng ta có bóng thuận. . Và một lần nữa, để làm rõ, đây là ánh phản xạ. Và khe sáng mà người khám đang sử dụng nằm bên ngoài. Và chúng ta xem ánh phản xạ ở chỗ này. Và khi khe sáng di chuyển sang bên phải, ánh phản xạ cũng vậy. Bên trái, ánh phản xạ cũng vậy. Sang phải và trái, chúng ta thấy rằng ánh phản xạ đang chuyển động cùng chiều với chúng ta. Và do đó chúng ta có bóng cùng chiều. Một lần nữa, một vài ví dụ, về bóng cùng chiều có thể trông như thế nào, khi mắt có viễn thị thấp, so với mắt viễn thị cao. Đối với viễn thị thấp, ánh phản xạ sẽ có các đặc điểm sáng hơn, rộng và nhanh. So với viễn thị cao, nó tối, hẹp và chậm. Giống như chúng ta đã thấy với bóng nghịch. Vừa rồi là một kinh tuyến. Kinh tuyến 180. Đây là khe sáng ở kinh tuyến 90 độ. Chúng ta hãy nhìn sang viễn cao. Tối hơn nhiều, hẹp và chậm, khi soi mắt viễn cao. Đây chúng ta đang quan sát dải sáng ở kinh tuyến 9 độ. Và hy vọng minh họa tiếp đây – bạn có thể cảm thấy sự trung hòa trong các ví dụ. Có thể có vẻ như nó không di chuyển chút nào và chỉ nhấp nháy về phía bạn trong ví dụ vừa rồi. Nhưng nó không phải.

Đó là một ví dụ về tật khúc xạ cao. Và bóng trung hòa thực sự trông như thế nào? Điều quan trọng là phải biết đích đến là gì, điểm cuối trung hòa của chúng ta sẽ như thế nào. Vì vậy, ta sẽ dành một chút thời gian để xem video về bóng trung hòa trông như thế nào, để chúng ta có thể biết chúng ta đã đạt được nó. Nếu không, ta có thể thực hiện soi bóng đồng tử bị lâu. Rồi, bất kể tôi di chuyển khe sáng của mình theo hướng nào, tôi chỉ thấy ánh phản xạ này chớp về phía tôi. Không cho biết nó đang chuyển động với tôi, ngược tôi, ngược chiều chuyển động. Nó xuất hiện lấp đầy toàn bộ đồng tử. Và chớp qua với tôi. Và đây là bóng trung hòa chúng ta cần xác định.

Tôi có một ví dụ khác ở đây. Sử dụng trình mô phỏng này, tôi muốn cho bạn thấy khi chúng ta xem các ví dụ. Đây là một trình mô phỏng trên web mà bạn có thể thực hành và chúng ta sẽ làm điều đó cùng nhau. Đặt vào một số mắt kính, bây giờ tôi đã đạt được bóng trung hòa. Đây là một ánh phản xạ đẹp. Và bạn không thấy bất kỳ chuyển động nào. Một khi người khám đã thêm vào các mắt kính để đạt đến điểm trung hòa, thì chúng ta cần phải xem xét khoảng cách làm việc của mình.

Khoảng cách giữa bệnh nhân và chúng ta là bao xa? Việc chúng ta ở cách bệnh nhân như thế nào sẽ liên quan đến đặc điểm của ánh sáng phản xạ từ máy soi bóng của chúng ta. Do đó, có hai khoảng cách soi bóng, khi thực hiện soi bóng đồng tử. Khoảng làm việc là số kính cần thiết để đạt bóng trung hòa – chúng chỉ đưa viễn điểm của bệnh nhân đến đồng tử lối vào của bạn. Khi bạn đặt vào công suất thấu kính cho khoảng cách làm việc của mình, sau đó viễn điểm của bệnh nhân được chuyển đến vô cực và đó sẽ là của tật khúc xạ. Vì vậy để chỉnh tật khúc xạ cho bệnh nhân đưa viễn điểm của bệnh nhân đến vô cùng. Bằng cách thêm mắt kính cho khoảng cách soi bóng của bạn. Nếu bạn soi ở 67 cm, đó là -1,50. Nếu bạn soi ở 50 cm, đó là -2,00. Con số cuối cùng là kết quả soi bóng đồng tử của bạn.

Được chứ? Vì vậy, khi bạn thực hiện soi bóng đồng tử, bạn đánh giá bóng ngược chiều,cùng chiều và thêm vào các mắt kính để đưa nó về trạng thái trung hòa, sau đó bạn cần bù trừ khoảng cách làm việc của mình vào để có được đơn kính và tật khúc xạ cuối cùng của bệnh nhân. Khoảng cách làm việc sẽ đặt viễn điểm của bệnh nhân ở vô cực, không phải ở đồng tử vào vào của bạn, điều mà bạn đã làm để đạt trung hòa trước khi bù trừ khoảng cách. Được chứ? Và có một số gợi ý về vấn đề: Làm thế nào để biết rằng tôi ở khoảng cách 50 cm? Làm cách nào để biết tôi đang ở 67cm? Đó là điều mà bạn – một người làm lâm sàng phải xác định được và bạn cần phải quen với việc đó. Đó là khi việc thực hành khám nghiệm này nhiều lần phát huy tác dụng. Khi tôi đang học kỹ năng này và khi tôi dạy học sinh đang đi học, chúng tôi buộc dây vào đèn soi bóng của chúng tôi ở một khoảng cách cụ thể. Nếu bạn bị lùi lại và không còn giữ đúng khoảng cách đã định với bệnh nhân của mình, khi đó bạn biết rằng mình đang trôi về phía sau, hoặc bạn đang tiến đến quá gần.

Có thể có những tình huống chúng ta thay đổi khoảng cách làm việc để đánh giá ánh phản xạ tốt hơn. Đó không phải là những gì tôi đang nói đến. Nhưng khoảng cách làm việc của bạn cần tương đối ổn định. Một số tình huống lâm sàng nhất định sẽ dẫn đến việc chúng ta thay đổi khoảng cách làm việc, nhưng cuối cùng, chúng ta sẽ quay lại với hai khoảng cách này. Và bạn nên đi chọn khoảng cách bạn thấy thoải mái, cho dù là 67 hay 50 cm. Hãy tự kiểm tra, đảm bảo rằng bạn luôn có thể giữ khoảng cách đó, và điều đó sẽ giữ cho các kết quả soi bóng đồng tử của bạn rất nhất quán. Rất nhiều câu hỏi được gửi trước nhắc tới là làm cách nào để duy trì độ chính xác của mình hoặc làm cách nào để kê đơn – và tất cả thực sự bắt đầu với việc có thể giữ khoảng cách làm việc của bạn một cách chính xác và nhất quán, khi bạn thực hành.

Có khái niệm này mà bạn sẽ đọc trong tài liệu về soi bóng đồng tử “tổng” và soi bóng đồng tử “thực”. Độ Soi bóng đồng tử “tổng” là số kính đưa viễn điểm của bệnh nhân đến đồng tử vào của người khám. Điều đó xảy ra khi bạn đang thực hiện khám nghiệm đi đến điểm trung hòa. Nhưng đó không phải là điểm cuối cùng. Bạn muốn hướng tới soi bóng đồng tử thực, là kết quả soi bóng đồng tử tổng trừ khoảng cách làm việc của bạn, trừ 1,5 hoặc trừ 2. Và tật khúc xạ cuối cùng của bệnh nhân, mà bạn đã xác định một cách khách quan, dùng làm điểm khởi đầu cho khúc xạ chủ quan hoặc dùng để kê đơn, sẽ là soi bóng đồng tử thực. Vì vậy, khi xem qua một số ví dụ ở đây, với núm trượt xuống và khoảng cách làm việc là 50 cm, bạn sẽ thấy bóng thuận với kính +2, và bạn đạt được trung hòa. Được chứ? Độ soi bóng đồng tử thực sẽ là gì – độ soi bóng đồng tử thực ở đây sẽ là Plano. Với núm trượt xuống và khoảng cách làm việc là 50 cm, bạn nhìn thấy bóng thuận, với 2 diop, bạn thấy trung hòa. Vì vậy, tổng độ soi bóng của bạn là +2 diop. Sau đó, bạn cần thêm khoảng cách làm việc của mình. Khoảng cách làm việc của bạn là -2. Do đó, đây là một mắt chính thị. Tôi sẽ nói ngoài ra một chút.

Khi bạn muốn nâng cao kỹ năng soi bóng đồng tử hơn nữa, bạn cần biết được +2 có thể trông như thế nào, ngay cả khi không có thấu kính. Nhận biết ánh phản xạ đó sẽ như thế nào khi ai đó +2 mà không có bất kỳ mắt kính nào. Nó sẽ là bóng thuận, vâng. Nhưng nó nhanh như thế nào? Độ sáng của nó như thế nào? Đặc điểm của ánh phản xạ đó như thế nào? Vì vậy, bằng cách đó, bạn có thể áp dụng cho các cá nhân và có thể sàng lọc tật khúc xạ của họ theo các kinh tuyến khác nhau và kiểu vậy … Ừ, bóng đồng tử này trông rất gần với ánh phản xạ +2. Và từ đó bạn biết rằng bệnh nhân có tật khúc xạ thấp hoặc có thể là chính thị, và bạn có thể nhanh chóng xác định được điều đó. Vì vậy, lời khuyên của tôi, hay là mẹo/thủ thuật, sẽ là: Khi bạn thực hành, hãy học cách xác định các đặc điểm của ánh phản xạ trông như thế nào và nó có thể tương quan như thế nào đến khoảng cách làm việc của bạn.

Được rồi. Khi núm trượt xuống và khoảng cách làm việc là 50 cm, bạn nhìn thấy bóng cùng chiều với kính +0.50, giúp bạn đạt được trạng thái trung hòa. Bạn phải sử dụng mắt kính +0.50 để đưa đến bóng trung hòa, nhưng bạn phải thêm vào -2 số đó, do đó độ soi bóng đồng tử thực sẽ là -1,50. Vì vậy, mặc dù bạn đã phải sử dụng mắt kính viễn đưa viễn điểm tới đồng tử vào, nhưng người đó thực sự bị cận thị và cần -1.50. Với núm xuống và khoảng cách làm việc là 50 cm, bạn nhìn thấy bóng thuận với thấu kính + 4.50 để tìm độ trung lập và do đó kết quả soi bóng đồng tử thực của người này sẽ là +2.50.

Được chứ. Hãy thảo luận về kỹ thuật này. Để chúng ta có thể cải thiện nó và có một nền tảng vững chắc để thực hành kỹ năng này. Khi thực hiện soi bóng đồng tử, bạn cầm đèn soi bóng trong tay phải và sử dụng mắt phải để soi mắt phải của bệnh nhân. Mắt phải của bệnh nhân. Được chứ? Điều quan trọng là bạn phải thực hiện kỹ năng này đúng cách, bạn sử dụng mắt phải và cầm đèn ở tay phải, và quan sát mắt phải của bệnh nhân. Điều này đặt mắt trái của bạn và phần còn lại của cơ thể bạn ngoài tầm nhìn của bệnh nhân.

Được chứ? Đối với khám nghiệm này, khi chúng ta thực hiện, bệnh nhân cần nhìn vào một vật tiêu ở xa. Tại sao một vật tiêu xa? Họ cần được thư giãn điều tiết của mình. Chúng ta muốn kiểm soát điều tiết trong khi thực hiện kỹ năng này. Và vì vậy bệnh nhân nên nhìn vào vật tiêu từ xa, bởi vì chúng ta biết rằng điều đó sẽ giúp thư giãn điều tiết. Nếu tôi sử dụng mắt trái và tay trái trong khi tôi quan sát mắt phải của họ, về cơ bản tôi đang ở ngay trước mặt họ. Về cơ bản, nếu tôi ở ngay trước mặt họ, khoảng cách chỉ là 50 cm hoặc 67 cm, thì họ có khả năng điều tiết và nhìn thẳng vào tôi. Và nếu mắt điều tiết, đó là một biến số tôi không muốn trong quá trình khám của mình, bởi vì nó có thể làm sai lệch kết quả. Vì vậy, đây là lý do tại sao sẽ rất tốt nếu bạn cầm đèn bằng tay phải, sử dụng mắt phải khi bạn soi.

Được chứ? Điều đó đặt cơ thể của bạn ngoài tầm nhìn của họ. Họ có thể sử dụng mắt trái để nhìn vật tiêu ở khoảng cách xa, từ đó kiểm soát được điều tiết của mình. Chưa kể bạn sẽ rảnh tay để có thể lấy các mắt kính. Cho dù chúng là mắt kính rời hay trong bộ phoropter hay thước kính, bạn sẽ có thể rảnh tay. Khi thực hiện kỹ năng này bạn liên tục lướt qua các mắt kính để tìm độ trung hòa và nếu bạn không còn cần lướt qua lại các mắt kính nữa, bạn đã hoàn thành. Đó phải là điểm cuối của bạn. Bất kể gặp loại ánh phản xạ nào, bạn biết cách thay đổi nó và đạt được trạng thái trung hòa. Chúng ta thường thấy rất nhiều người mới lần đầu tiên học khám nghiệm này, họ thực sự dành nhiều thời gian để tập trung vào ánh phản xạ, và rất lâu với mỗi một mắt kính thay đổi hay chỉ di chuyển rất chậm thước kính và dừng lâu tại một vị trí. Bạn không nên làm điều này nếu muốn nâng cao kỹ năng của mình. Khi bạn nâng cao kỹ năng này, bạn muốn lướt qua các mắt kính đó nhanh chóng. Bạn đừng nên quan sát quá lâu. Bởi vì sẽ ảnh hưởng đến điều tiết của họ và của bạn, và điều đó có thể thay đổi kết quả. Vì vậy, hãy cố gắng làm một cách nhanh chóng. Bạn quan sát tất cả các đường kinh tuyến của mắt người đó để xác định loạn thị.

Lần nữa, rất nhiều câu hỏi đăng ký trước đặt ra về cách xác định đơn kính hoặc làm thế nào để phát hiện xem người đó có loạn thị hay không. Một trong những cách bạn muốn bắt đầu là rà soát tất cả các kinh tuyến. Nếu ánh phản xạ có vẻ khác, nhanh hơn, rộng hơn, sáng hơn ở một kinh tuyến so với một kinh tuyến khác, nơi nó tối hơn, chậm hơn và hẹp hơn, thì đó là dấu hiệu cho thấy bệnh nhân có độ khúc xạ khác nhau trong các kinh tuyến đó, và nếu chúng khác nhau về công suất khúc xạ, chắc chắn sẽ có loạn thị. Vì vậy, bạn muốn đánh giá tổng quan, hãy tìm ra các kinh tuyến chính, và sau đó trung hòa chúng. Bạn muốn trung hòa các kinh tuyến với nhiều điểm cộng nhất, ít điểm trừ nhất trước tiên.

Điều này đặc biệt đúng nếu bạn đang sử dụng trụ trừ. Đối với những người sử dụng trụ cộng, bạn sẽ muốn trung hòa kinh tuyến trừ lớn nhất, ít nhất cộng đầu tiên. Trở lại với bối cảnh của chúng tôi, sử dụng kính trụ trừ, bạn muốn cộng ít nhất, trừ nhiều nhất trước. Nhìn vào các đường kinh tuyến vuông góc. Khi bạn soi và bạn tìm thấy điểm trung hòa ở 1 kinh tuyến và bạn xoay đi 90 độ nếu bạn sẽ cho rằng họ bị loạn thị thuận – và nếu bạn thấy nó vẫn có vẻ trung hòa thì những kinh tuyến đó có công suất như nhau. Nếu không, nếu bạn vẫn thấy chuyển động, thì bạn biết công suất ở các kinh tuyến này khác và mắt bị loạn thị. Kinh tuyến thứ 2 thực sự nên xuất hiện với chuyển động nghịch, nếu bạn sử dụng trụ trừ. Vì vậy, khi tôi trung hòa một kinh tuyến, thấy với bóng cùng chiều. Tôi biết tôi trung hòa bóng thuận, với kính cộng. Bây giờ tôi lướt đến khi nó bị đảo ngược, tôi bóng trung hòa ngay trước đó. Tôi chuyển đến kinh tuyến thứ hai của mình, và bây giờ tôi nhìn thấy có bóng thuận một lần nữa. Nếu tôi có mắt kính trừ, tôi chỉ có thể trung hòa bóng nghịch.

Hãy ghi nhớ điều đó. Nếu tôi chỉ có mắt kính trừ, tôi chỉ có thể trung hòa bóng ngược chiều. Nếu tôi có bóng thuận khi tôi đi đến kinh tuyến chính thứ hai, tôi không có bất kỳ thấu kính nào để trung hòa trong một phoropter chỉ có trụ trừ. Ổn thôi. Đơn giản là bạn đã chọn sai kinh tuyến đầu tiên. Bạn tiếp tục trung hòa kinh tuyến này và khi bạn quay lại kinh tuyến đầu tiên, bạn sẽ thấy nó bóng nghịch. Bạn không cần phải quá lo lắng với nó. Đây là điều mà chúng tôi thấy ở những người lần đầu tiên học thực hiện khám nghiệm này. Họ rất căng thẳng hoặc lo lắng về việc đảm bảo rằng họ tìm thấy kinh tuyến đầu tiên nhiều cộng nhất. Hoặc trừ ít nhất. Bạn không cần phải lo lắng về điều đó. Chọn một kinh tuyến, trung hòa. Nếu bạn đi đến kinh tuyến chính thứ hai của bạn, nếu bạn không thấy những gì bạn muốn, bạn chỉ cần đảo ngược trục của bạn 90 độ. Ban đầu nếu bạn đã chọn sai kinh tuyến chính thì bạn sẽ có thể nhanh chóng điều chỉnh lại theo đó. Nếu điều đó khó hiểu, tôi rất vui được làm rõ hơn. Tôi nghĩ rằng đó là kỹ năng lâm sàng quan trọng để có thể thực hiện khám nghiệm này nhanh hơn. Bạn biết rằng bạn có rất nhiều yêu cầu khác nhau về việc thực hiện khám nghiệm, khám nhiều bệnh nhân nhất có thể và đem đến sự giúp đỡ có ích cho tất cả mọi người.

Và một trong những cách để nhanh hơn là không cần phải lo lắng về kinh tuyến cộng hoặc trừ ít nhất mà đơn giản chỉ cần chọn một. Trung hòa nó. Khi sang kinh tuyến thứ hai, nếu không đúng, bạn cứ tự điều chỉnh. Tôi nghĩ rằng bạn sẽ có thể tiến hành nhanh hơn rất nhiều. Khi bạn tìm thấy điểm trung hòa trong cả hai kinh tuyến chính, bạn sẽ bù trừ khoảng cách làm việc của bạn. Thêm một điều nữa là một số người đã hỏi về: Làm cách nào để đánh các kinh tuyến đồng thời mà không bị nó làm rối tung lên? Nếu bạn đang làm việc với các mắt kính rời hoặc thước kính, bạn sẽ cần đặt những mắt kính này theo chữ thập quang học. Và bạn càng luyện tập nhiều thì bạn càng có thể làm được điều đó trong đầu mình. Chỉ cần nhớ rằng bạn đang trung hòa từng kinh tuyến tại một thời điểm. Và đặt nó trên chữ thập quang học. Và sau đó chuyển nó thành đơn kính bạn viết, trụ trừ hoặc trụ cộng.

Hãy cùng soi nào! Chuyển động của bóng đồng tử phụ thuộc vào tật khúc xạ của bệnh nhân, tình trạng điều tiết, thấu kính đặt trước mắt bệnh nhân và khoảng cách làm việc của bạn. Về tình trạng điều tiết, có một số kỹ thuật khác nhau được sử dụng để kiểm soát điều tiết. Rất nhiều người thích làm mờ mắt trái khi họ bắt đầu thực hiện soi bóng đồng tử cho mắt phải. Tôi rất khuyên bạn nên điều này. Chỉ một diopter đến một diopter rưỡi. Người đó có thể dễ dàng là +2 hoặc +1.50 mà bạn không biết. Vì vậy, bạn chuyển sang mắt trái và nhìn vào loại ánh phản xạ và đặt vào đó thấu kính để làm cho có độ mờ từ một diopter đến một diopter rưỡi để kiểm soát điều tiết. Điều đó cũng đúng – nếu bệnh nhân có cận thị thực sự cao, bạn có thể muốn cho bệnh nhân chút độ trừ để giảm điều tiết, nhờ vậy họ không bị điều tiết trương lực.

Một cách khác là đặt vật tiêu xanh-đỏ ở xa. Và một chữ E lớn. Rất tiếc, tôi không thực hiện khám nghiệm khúc xạ chủ quan trong webinar này. Buổi hôm nay tập trung vào các nguyên tắc cơ bản của soi bóng đồng tử khách quan. Vì vậy, bài kiểm tra lưỡng sắc sẽ dành cho một hội thảo khác. Và đây, chúng ta xoay sọc sáng dọc, ngang và xiên. Bạn cần cảm thấy thoải mái khi xoay khe sáng này. Đây là điểm khác biệt của máy soi bóng đồng tử đèn hình tròn so với đèn khe. Tôi mới chỉ sử dụng đèn soi bóng đồng tử hình khe. Tôi chưa bao giờ sử dụng đèn hình tròn. Dạng đèn tròn chắc chắn đã giúp ích cho rất nhiều người và là một kỹ thuật rất tốt. Nhưng khe sáng dễ dàng hơn một chút khi xác định tật khúc xạ, cụ thể là khi có loạn thị và cần xác định trục một cách chính xác. Vì vậy, nhiều người đang sử dụng phương pháp soi bóng đồng tử chùm sáng khe và tôi nghĩ điều đó rất quan trọng. Dựa vào hình thái của bóng đồng tử. Khi bạn rời xa điểm trung hòa, nó sẽ tối và chậm. Khi xa hơn điểm trung hòa, thậm chí lớn hơn 6 diop, nó gần như xuất hiện như thể không có ánh phản xạ. Tôi sẽ cho bạn xem một ví dụ mô phỏng về điều đó, ví dụ 7. Có vẻ như gần như không có phản xạ nào, và bạn thậm chí có thể nghĩ rằng bạn đang ở trạng thái trung hòa vì điều đó. Bạn cần cẩn thận.

Các tật khúc xạ cao có thể dễ dàng khiến mọi người nghĩ rằng họ đang ở trạng thái trung hòa. Điều bạn nên làm là đặt thêm các mắt kính với công suất ngày càng lớn hơn vào. Đây là một trong những kỹ thuật. Đặt thêm các mắt kính vào. Ngay cả trong trường hợp viễn cao. Chỉ để xem liệu bạn có thể bắt đầu nhìn thấy loại ánh phản xạ và loại chuyển động của ánh phản xạ đó hay không. Một khi bạn nhận ra được chiều chuyển động của phản xạ đó, bạn sẽ biết phải đi theo hướng nào. Tiếp tục theo hướng của mắt kính bạn đã đặt hoặc theo hướng ngược lại. Đôi khi mọi người muốn tiến gần hơn để quan sát. Và chúng ta sẽ nói về phương pháp soi bóng đồng tử gần này, trong đó bạn tiến lại 12 cm và thay đổi khoảng cách làm việc của mình để xem loại ánh phản xạ nào. Điều đó hữu ích với các tật khúc xạ cao và bạn thực sự có thể trở lại vị trí tiêu chuẩn, trở lại khoảng cách làm việc bình thường sau khi bạn đã có phản xạ và bạn đã thêm một thấu kính vào. Giữa 1D đến khoảng 3.5Dtừ điểm trung hòa, bạn thường thấy một ranh giới. Và khi bạn đến gần trung hòa, ít hơn một diop, phản xạ mở rộng, gần như bắt đầu lấp đầy đồng tử, thậm chí gần đến trung lập, ánh phản xạ di chuyển rất nhanh và rất sáng. Tôi thực sự khuyên các bạn, khi bạn đang thực hiện soi bóng đồng tử, một cách khác để nhanh hơn và chính xác hơn với kỹ thuật này là điểm chặn. Khi bạn nhìn thấy một chuyển động cụ thể, như chuyển động cùng chiều, bạn chỉ cần tiếp tục thêm kính cộng cho đến khi phản xạ đó đi ngược lại chuyển động. Và sau đó bạn quay trở lại. Và đó trở thành một điểm chốt. Bạn biết bạn không cần phải vượt qua điểm đó. Bạn phải đi nhanh tới điểm đó. Và bây giờ bạn có thể dành vài giây, nửa phút, để tinh chỉnh và thực sự chú ý để đưa về đến một vị trí chính xác. Tôi sẽ lướt qua thật nhanh tới điểm ánh phản xạ bắt đầu đảo ngược.

Được chứ? Và điều đó có thể hữu ích. Khe sáng nên được quay theo hướng nào? Đây là một câu hỏi quan trọng để tự hỏi bản thân. Làm cách nào để biết bệnh nhân của tôi có bị loạn thị hay không? Chà, sẽ có những đặc điểm của ánh phản xạ mà bạn thấy nó giúp bạn hiểu được liệu một người có loạn thị hay không. Độ dày và độ sáng của ánh phản xạ, khi bạn xoay nó. Chúng ta đã đề cập đến điều đó. Chú ý đến tất cả các kinh tuyến khác nhau. Khi bạn xoay ánh phản xạ của mình, bạn muốn chú ý đến các đặc điểm của ánh phản xạ đó. Nếu bạn thấy một điểm ngắt quãng, thì điểm ngắt đó có nghĩa là gì? Nếu bạn nhìn vào ví dụ này ở đây, bạn sẽ thấy rằng có thể bạn đang ở kính tuyến 95 hoặc 100 độ. Đó là hướng của khe sáng của bạn. Bạn thực sự đang đánh giá tật khúc xạ ở 90 độ từ vị trí đó. Nhưng ánh phản xạ bên trong đồng tử đã bị phá vỡ khỏi vị trí thẳng hàng của sọc sáng của bạn. Nó thực sự nên thẳng hàng. Chúng nên được xếp thẳng nhau. Không xuất hiện ở vị trí này như trong ví dụ. Mà xuất hiện như thế này trong ví dụ này.

Và đó là những gì bạn muốn. Đó là cách bạn nhận thấy mình đang xác định đúng kinh tuyến. Đó là cách bạn biết bạn đang ở đúng trục.

Vậy, hãy chú ý kỹ xem ánh phản xạ có bị đứt gãy hay không. Sau khi bạn trung hòa một kinh tuyến, bạn xoay khe sáng và tìm kinh tuyến chưa trung hòa. Và đó là điều quan trọng. Đây là một ví dụ về từ chương trình giả lập, đó là một trang web mà bạn có thể truy cập. Vì vậy, trong ví dụ cụ thể này, bước đầu tiên, đánh giá cả hai kinh tuyến. Như đây là chúng ta đang soi kinh tuyến 180 độ. Bây giờ chúng ta xoay ánh phản xạ và soi kinh tuyến 90 độ. Chọn kinh tuyến có công suất trừ cao nhất, công suất cộng thấp nhất, nếu bạn đang dùng trụ cộng, hoặc công suất cộng cao nhất nhất, công suất trừ thấp nhất, nếu bạn đang sử dụng trụ trừ.

Chúng có thể thay thế cho nhau. Và sau đó trung hòa kinh tuyến vuông góc, bạn sẽ bù khoảng cách làm việc của mình. Chúng ta có bóng ngược chiều. Ta sẽ thêm vào một số mắt kính trừ. Trông khá là trung hòa. Thêm một chút trừ nữa. Chuyển động đảo chiều. Chúng ta nhìn thấy thấy bóng cùng chiều. Ta biết chúng tôi cần phải quay trở lại. Rồi, trông có vẻ ổn, bóng trung hòa đây rồi. Xoay khe sáng. Kinh tuyến chính khác hiện đang ở trạng thái trung hòa. Vì vậy, tôi nghĩ chúng ta đang ở trạng thái trung hòa, và đây là một mắt có tật khúc xạ cầu. Tôi sẽ nhấp vào nút này và xem đáp án độ khúc xạ, là -7,00. -5,00 với -2,00 khoảng cách làm việc tổng lại -7. Được chứ? Hãy đi qua một ví dụ khác. Bạn vẫn bắt đầu bằng việc soi 2 kinh tuyến chính. Chọn nhiều công nhất với ít trừ nhất. Trung hòa chuyển động. Ở đây chúng ta có cùng chiều. Vẫn còn cùng chiều. Tăng thêm nhiều độ cộng. Cùng chiều. Ánh phản xạ đang bắt đầu thay đổi một chút ở đây. Giờ đã lên đến khoảng 5.50. Ánh phản xạ đã trở nên nhanh hơn. Nó trở nên sáng hơn. Điều đó có vẻ khá gần với sự trung hòa ở mốc này. Có lẽ tăng nhiều hơn một chút.

Hãy xem nếu ánh phản xạ bị đảo chiều. Đúng vậy. Bây giờ chúng tôi có ngược chiều. Hãy giảm nó xuống một chút. Có vẻ như trung hòa. Điều tiếp theo là gì? Chúng ta phải đảo và kiểm tra kinh tuyến chính còn lại. Chắc chắn rồi, trông khá trung hòa. Vì vậy, +6 với khoảng cách làm việc là -2 sẽ cho chúng ta +4 của một mắt cầu. Đó chỉ là một số ví dụ mô phỏng về cách bạn thực hiện kỹ thuật này. Chúng ta có thêm một số ví dụ. Tôi có trường hợp 3, trường hợp 4, trường hợp 5, trường hợp 6 và trường hợp 7. Vì giới hạn thời gian, chúng ta chỉ có một giờ giảng, tôi muốn chỉ cho bạn trang web bạn có thể truy cập để thực hành thêm trên mô phỏng về trường hợp. Vì vậy, chúng ta sẽ rời khỏi bản trình bày PowerPoint một chút. Tôi sẽ đưa ra một trang web mà bạn có thể sử dụng. Bởi vì chúng tôi chỉ không không có thời gian để xem xét từng trường hợp riêng lẻ. Và chúng giống nhau. Những gì tôi muốn là bạn có thể tự truy cập vào trang web để thực hành với bất kỳ trường hợp nào bạn muốn. Vì vậy, tôi sẽ thoát khỏi bản trình bày PowerPoint này, và sau đó truy cập trang web này. Vì vậy, trang web này là … Rất tiếc. Hy vọng rằng bạn vẫn có thể nhìn thấy tôi.

>> Đúng, chúng tôi có thể nhìn thấy bạn. DR BASTIAN: Được rồi, tuyệt. Trang web này là http://eyedocs.co.uk/ophthalmology và bạn có thể tìm thấy trình mô phỏng soi bóng đồng tử tại đây. Và bạn có thể xác định bệnh nhân bạn muốn gì. Bạn thử mắt cận thị, viễn thị, cận loạn thị, cận loạn thị kép, viễn loạn thị. Bạn có thể thử với trụ cộng hoặc trừ, bạn có thể ẩn đáp án để bạn không nhìn thấy nó, và những gì bạn làm đơn giản là tập trung đánh giá các ánh phản xạ này. Ở đây tôi có cùng chiều. Và khe sáng của tôi là thẳng đứng. Do đó tôi đang soi kinh tuyến 180. Nếu tôi kích vào mũi tên này, và bạn có thể thử kích xem, tôi có thể soi ở các kinh tuyến khác. Tôi có thể soi kinh tuyến 90 độ. Và những gì bạn làm đơn giản là bạn đặt mắt kính vào. Và bạn đánh giá ánh phản xạ đó. Tôi vẫn có bóng thuận. Vẫn còn thuận. Tăng độ lớn. Ánh phản xạ của tôi ngày càng tốt hơn. Vân vân (ánh phản xạ của tôi trở nên mảnh hơn).

Bây giờ tôi thấy ngược chiều. Tôi lùi lại. Tôi cũng sẽ cung cấp liên kết trang web này để mọi người có thể truy cập. Tôi nghĩ đây là một kỹ thuật tuyệt vời để rèn luyện kỹ năng của bạn. Và có vẻ như nó trung hòa ở đây. Thay vì hướng dẫn bạn qua các ví dụ cụ thể, điều này sẽ cho phép bạn tạo tất cả các ví dụ của riêng bạn. Tôi thực sự nghĩ rằng sẽ hữu ích khi xem lại ví dụ mà tôi đã tổng hợp lại này, được gọi là ví dụ 7.

Được chứ? Hãy xem ví dụ 7 mà tôi đã tổng hợp lại. Và những gì bạn sẽ thấy ở đây là một ví dụ về những gì có thể xảy ra khi ánh phản xạ dường như không tồn tại hoặc siêu tối. Chúng ta soi kinh tuyến 180 độ. Chúng ta gần như không thấy gì. Chúng ta soi sang kinh tuyến 90. Chúng ta không thấy được gì mấy. Vậy chúng ta nên làm gì? Tôi khuyến khích bạn mạnh dạn đặt các mắt kính và sau đó đánh giá bất kỳ loại chuyển động nào xuất hiện. Bởi vì bây giờ chúng ta bắt đầu thấy những ánh phản xạ tối. Và lý do ban đầu nó trông rất khó nhận ra là bởi vì tật khúc xạ này có thể là một độ lớn khá lớn. Bây giờ tôi thực sự có thể thấy những chỗ ngắt quãng. Tôi nghĩ đây là một ví dụ điển hình về sự ngắt quãng này. Tôi quay lại con trỏ chuột, xem ánh phản xạ không còn thẳng với sọc sáng của tôi như thế nào? Khi ánh phản xạ không thẳng với khe sáng, đó là dấu hiệu bị đứt quãng, và đó là dấu hiệu cho thấy có thể có loạn thị, và bạn sẽ cần phải soi theo hướng khác. Đây là chúng ta, đang thay đổi khe sáng, hướng của khe sáng và bây giờ chúng ta đã có sự thẳng hàng hơn. Và bây giờ chúng tôi có thể đánh giá ánh phản xạ này tốt hơn rất nhiều. Nó dễ dàng hơn khi nó trở về tháng quen thuộc .

Được chứ? Tôi có một số trang trình bày khác mà tôi đi qua. Đó chỉ là để minh họa cho bạn rằng khi bạn gặp ca tật khúc xạ rất lớn, bạn có thể chỉ cần đặt thêm mắt kính vào và bắt đầu tìm hiểu chuyện gì đang xảy ra. Tôi biết rất nhiều người trong số các bạn rất quan tâm về cách giải quyết những tình huống phức tạp hơn. Tôi phải làm gì nếu gặp phải mắt có môi trường quang học bị đục? Tôi phải làm gì nếu gặp phù giác mạc? Làm thế nào để tôi vẫn thực hiện kỹ năng này? Đó là những câu hỏi thực sự xuất sắc, và những gì bạn có thể làm là thay đổi khoảng cách làm việc của bạn, bạn có thể lệch trục một chút. Tôi sẽ đưa ra một số mẹo và thủ thuật.

Vậy những khó khăn có thể gặp khi soi bóng? Bạn có thể gặp ánh phản xạ kém, tật khúc xạ cao, đục môi trường hoặc bóng cắt kéo. Tôi biết đó là những tình huống nghiêm trọng. Cắt kéo. Điều đó nghĩa là gì? Điều đó có nghĩa là khi bạn đang soi bóng, ánh phản xạ dường như chia thành hai. Nó dường như tự cắt kéo. Và điều đó có thể rất khó hiểu. Nó có ngược chiều không? Nó có cùng chiều không? Tôi đang nhìn thấy gì ở đây? Nó có thể rất khó. Vì vậy, đây là một ví dụ về những gì bạn có thể thấy khi gặp bóng cắt kéo, nó giống như bị đứt đoạn. Lời khuyên lớn nhất của tôi dành cho bạn là hãy tập trung vào phần trung tâm của đồng tử và lướt qua lại đèn soi của bạn trong phạm vi nhỏ hơn. Đừng quét đèn soi bóng trên quãng rộng, và đừng nhìn về phía các cạnh của đồng tử. Nếu bạn ở giữa của đồng tử, bạn thực hiện quét bóng trong quãng nhỏ, bạn sẽ có thể đánh giá tốt hơn và không bị làm phiền bởi việc cắt kéo. Cắt kéo là một dấu hiệu lâm sàng cho thấy có thể có một chút loạn thị, hoặc có thể người này bị giác mạc chóp. Nếu tôi nhìn thấy hiện tượng cắt kéo khi tôi thực hiện soi bóng đồng tử, tôi sẽ cố gắng hết sức để đạt được điểm cuối của mình, để đạt được mức trung hòa, nhưng tôi cũng lưu ý … Tôi phải nhìn vào các giá trị K xem liệu tôi có thể đưa người này lên 20/20, bởi vì họ có thể có giác mạc chóp chưa được chẩn đoán và tôi có thể nhận ra nó qua soi bóng đồng tử.

Đây là một vài mẹo. Soi bóng đồng tử. Nếu bạn không nhận được ánh phản xạ đỏ, hãy xem xét giảm khoảng cách làm việc trong giây lát. Đó là nơi có thể tiến hành soi bóng đồng tử cực đoan. Hoặc thực hiện soi bóng đồng tử lệch trục. Bạn thường không muốn làm lệch trục. Bạn muốn duy trì trục thị giác. Nhưng nếu cần, bạn có thể đi lệch trục để xem xét xung quanh cạnh vùng đục. (Bracketing lens – Sử dụng phương pháp kính chặn tại các khoảng công suất lớn.). Làm khúc xạ với kính chặn (bracketing lens) có thể rất hữu ích để bạn soi bóng. Soi bóng với kính đang đeo có thể cho bạn Biết ánh phản xạ +2 trông như thế nào với với khe sáng của bạn bởi vì nếu tôi chỉ cần đặt kính bù trừ khoảng cách làm việc của mình, ánh phản xạ sẽ biến mất. Tôi đã quen với các đặc điểm của ánh phản xạ đó. Kiểm tra xem bạn có quá độ trừ hay không bằng cách thêm các kính cộng và kiểm tra lại thị lực. Khi bạn đưa độ kính soi bóng đồng tử của mình vào và bạn có thể hỏi bệnh nhân có thể nhìn thấy gì, đôi khi họ nhìn thấy 20/20, nhưng bạn có thể đã quá độ trừ.

Thêm chút độ cộng vào đó để xem liệu nó có làm giảm thị lực hay không, để thấy rằng không bị quá độ trừ. Nếu tầm nhìn không thay đổi, đó là dấu hiệu cho thấy bạn đã quá độ trừ. Bởi vì bệnh nhân không cần đơn kính quá độ như vậy. Nếu bạn thường bị cấp đơn kính quá độ trừ, đó có thể là do khoảng cách làm việc của bạn. Bạn cần phải kiểm tra điều đó. Bạn có thể đặt mắt -2 nhưng bạn chỉ làm việc ở -0.50. Nếu bạn thấy những thay đổi nhỏ trong đồng tử, bạn sẽ muốn nghi ngờ có viễn thị ẩn. Nếu đồng tử thay đổi về kích thước, to hơn một chút, nhỏ hơn một chút, điều đó có thể liên quan đến sự điều tiết hoặc viễn thị. Nếu bạn soi đồng tử lớn do giãn, hoặc soi bóng liệt điều tiết với cyclogyl (tôi khuyến khích bạn thỉnh thoảng thực hiện) bạn đánh giá phần trung tâm của đồng tử. Bạn sẽ gặp nhiều quang sai hơn khi bạn đi ra khỏi trung tâm.

Những lỗi phổ biến nhất là gì? Người ta thực hiện kỹ thuật lệch trục. Họ có xu hướng soi chéo, theo hướng nhìn từ trên xuống. Tôi đã nói rằng bạn buộc phải làm điều đó trong một số trường hợp khó khăn, nhưng khi thực hiện kỹ thuật này, hãy luôn cố gắng thẳng trục. Chọn sai vật tiêu, không đủ xa hoặc quá nhỏ. Họ chặn tầm nhìn của bệnh nhân. Việc này xảy ra mọi lúc. Nếu bạn có thể giao tiếp với bệnh nhân của mình một cách hiệu quả, điều đó thật tuyệt. Tuy nhiên, nếu không thể, bạn cần lưu ý xem bạn có đang che định thị của bệnh nhân hay không. Bệnh nhân nhìn vào ánh sáng của đèn soi và không nhìn vào vật tiêu, hoặc bạn mất quá nhiều thời gian, vì vậy điều tiết của họ thay đổi, và điều tiết của bạn cũng có thể thay đổi. Rất nhiều người mới học kỹ năng có xu hướng thực hiện ở khoảng cách quá gần hoặc quá xa. Bạn có thể kiểm tra khoảng cách làm việc của mình, và tôi khuyến khích bạn làm điều đó.

Không xác định chính xác loạn thị, xác định không chính xác hướng của các kinh tuyến chính, bị rối với trục loạn thị, hoặc giữ thước kính hoặc mắt kính rời quá xa. Bạn cần giữ kính càng gần càng tốt, nhờ vậy bạn không thay đổi công suất hiệu dụng của mắt kính. Giữ thước kính ở phần mắt kính chứ không phải tay cầm. Điều đó có thể làm bẩn các mắt kính. Không bù trừ hoặc bù trừ không chính xác khoảng cách làm việc vào kết quả của soi bóng đồng từ, rồi đưa ra kết quả soi bóng tổng khi được hỏi kết quả của bạn. Bạn luôn cần nắm được độ soi bóng đồng tử thực của mình là gì, độ soi bóng đồng tử tổng là gì, và thực hiện chúng chính xác. Trọng tâm của bài giảng là cung cấp một nền tảng vững chắc cho mọi người. Tôi hiểu nền tảng và năng lực của mọi người có thể khác nhau với soi bóng đồng tử.

Tôi sẽ mở hộp câu hỏi và câu trả lời, để có cơ hội trả lời các câu hỏi cụ thể hơn, vì chúng ta còn khoảng năm phút trong giờ này. Một lần nữa, tôi rất khuyến khích bạn gửi bất kỳ câu hỏi nào đến Cybersight. Cụ thể là nếu bạn có một câu hỏi lâm sàng có thể đưa vào một số thông tin chi tiết để có thể giải đáp. Nhưng tôi hy vọng rằng bạn có cơ hội để làm điều đó. Và hy vọng bài giảng này này cung cấp được một số kiến thức nền tảng. Tôi đang mở mục câu hỏi và câu trả lời. Hãy xem những gì chúng ta có ở đây. Xem nào. Cảm ơn vì đã điều chỉnh nó. Sự khác biệt giữa đồng tử đầy và chữ thập … Một số trong số này hơi khó giải thích. Vì vậy, tôi cố gắng đọc qua chúng và tìm ra một cái mà tôi có thể giải thích đúng. Được chứ. Đó là một câu hỏi hay. Làm thế nào tôi có thể biết được cộng nhiều nhất, trừ ít nhất, khi bắt đầu? Kinh tuyến nhiều cộng nhất, trừ ít nhất sẽ là kính tuyến mà bạn muốn bắt đầu nếu bạn sử dụng trụ trừ, và tôi nghĩ đó là một câu hỏi thực sự quan trọng. Bạn chưa quen với các ánh phản xạ và đặc điểm của chúng.

Và vì vậy ngay từ đầu, tôi thực sự chỉ đề xuất: Chọn một đường kinh tuyến. Và thực hiện trung hòa dựa trên kỹ năng ở mức độ cơ bản biết cách đạt được bóng trung hòa. Một khi bạn có được điểm trung hòa và rồi bạn xoay sang trục còn lại, nếu đó không phải là chuyển động bạn muốn, bạn đang sử dụng trụ trừ và bạn đang ở kinh tuyến chính thứ hai và bạn thấy có cùng chiều, bạn vừa chọn sai kinh tuyến lúc bắt đầu. Giờ chỉ cần trung hòa kinh tuyến đó, và khi bạn đảo về, bạn sẽ thấy ngược chiều. Đối với những người mới bắt đầu, và giống như bạn – làm sao tôi biết được kinh tuyến nào cộng nhiều nhất, trừ ít nhất? Chọn một kinh tuyến. Đạt được sự trung hòa. Nếu bạn không đạt được những gì bạn muốn, bạn chỉ là đã chọn sai. Những câu hỏi đang đến. Đây là những câu hỏi tuyệt vời. Các là những khán giả tuyệt vời. Các câu hỏi đang được gửi đến rất nhanh chóng ở đây. Khoảng cách làm việc – nó là một dấu trừ, hay trừ đi khoảng cách làm việc? Đó là một câu hỏi hay. Bạn sẽ thêm một số trừ. Ánh sáng đi ra từ đèn là chùm sáng phân kỳ. Do đó đây là công suất từ đèn soi. Bạn muốn bù trừ khoảng cách làm việc của mình và chỉnh tật khúc xạ của bệnh nhân về vô cực, bạn sẽ thêm vào một số âm. Được chứ? Bạn sẽ thêm vào một số âm. Tới phoropter hoặc tới chữ thập quang học của bạn, hoặc bất cứ thứ gì có thể. Bạn sẽ thêm vào một kính trừ. Được chứ?

Đó là một câu hỏi hay. Vật tiêu ưa thích của tôi ở khoảng cách 6 mét là gì? Đó là một câu hỏi hay. Tôi thường chỉ sử dụng một chữ E lớn, và tôi sẽ đặt một bộ lọc màu đỏ-xanh vào. Đó là những gì tôi vẫn dạy. Nhưng đôi khi bệnh nhân có thể hoàn toàn không thấy được. Vì vậy, bất kỳ loại vật tiêu nào mà họ có thể phần nào định thị và chú ý đến. Bạn biết đấy, đối với nhiều trẻ em, tôi dùng một video hoặc một số loại hoạt hình. Hoặc các hình vật. Bởi vì tôi muốn giữ cho chúng không bị phân tâm. Bạn muốn giữ chúng nhìn vào vật tiêu ở khoảng cách xa. Điều đó thực sự rất hữu ích. Một trong những câu hỏi tôi muốn giải quyết trong vài phút cuối cùng mà đã được gửi đăng ký trước, là: Khúc xạ tự động đã quá bổ biến hiện nay, tại sao chúng ta soi bóng đồng tử nữa? Nếu tôi có thể có kết quả khúc xạ khách quan chỉ bằng một lần bấm nút, thì soi bóng đồng tử dường như không quá quan trọng. Và tôi muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của soi bóng đồng tử. Đó là một kỹ năng rất quan trọng, bởi vì nó linh hoạt. Bạn có thể nhìn vào ánh phản xạ, hệ thống khúc xạ, khi bạn đang thực hiện nó. Bạn có thể nhận biết đục môi trường tốt hơn và nhận biết được tật khúc xạ. Bạn không thấy được điều đó qua khúc xạ tự động.

Không phải ai cũng có thể ngồi để chụp hay là bệnh nhận phù hợp cho khúc xạ tự động. Đối với nhiều tình huống phải ngồi xe lăn hoặc nằm liệt giường hoặc bất cứ điều gì khác, đó là một kỹ năng quan trọng cần có. Tôi làm việc chặt chẽ với một bác sĩ nhãn nhi, nổi tiếng, giám đốc một bệnh viện thành phố lớn ở đây, và khi bạn hỏi anh ấy kỹ năng quan trọng nhất là gì, anh ấy sẽ luôn cho bạn biết đó là soi bóng đồng tử. Và điều đó đến từ một người đã làm việc này trong một thời gian dài. Nó cần rất nhiều kỹ năng, rất nhiều thực hành. Tôi biết các bạn có thể làm được. Hy vọng rằng bài giảng này cung cấp một số kiến thức nền tảng để bạn thực hiện và bám sát. Thực sự đó là một kỹ năng vận động và hãy ra ngoài và thực hiện nó nhiều nhất có thể. Tôi hy vọng các bạn thích bài giảng. Tôi mong có thể trả lời thêm một số câu hỏi và hợp tác với Orbis và Cybersight để giúp trả lời những câu hỏi này. Và hơn nữa, tôi hy vọng tất cả các bạn có một ngày thật thư thái.
>> Xin cảm ơn Tiến sĩ Bastian.

DR BASTIAN: Cảm ơn bạn.

Download Slides

PDF

March 11, 2022

Last Updated: October 31, 2022

Leave a Comment